Phân tích ngành Chứng khoán: Triển vọng tốt trong 2024 nhờ nhân tố KRX

KBSV & VNDirect & Funan FNS

05/02/2024 10:19

Với kì vọng thị trường chứng khoán sẽ phục hồi tốt trong năm 2024 về cả giá và thanh khoản cùng các tác động tích cực của đưa vào vận hành hệ thống KRX, nhà đầu tư có thể xem xét và lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán vào những nhịp điều chỉnh.

ssi4-1617116693.jpg

Quy mô giá trị giao dịch thị trường được kì vọng tiếp tục gia tăng

Mặc dù đã có dấu hiệu chậm lại tuy nhiên cuộc đua tăng vốn của ngành chứng khoán vẫn đang diễn ra mạnh mẽ

Tính đến 9M2023, tổng quy mô vốn chủ sở hữu nhóm CTCK quan sát đạt 172,702 tỷ VND, tăng 12.8% YTD; tăng trưởng trung bình giai đoạn 2019 – 9M2023 đạt 30.8%/năm.

Một số thương vụ tăng vốn đáng chú ý trong năm 2023 có thể kể đến như: (1) 2Q2023, TCBS thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá 10,000 tỷ VND và tính đến 3Q2023, VCSH của TCBS cao nhất toàn ngành, đạt 22,960 tỷ VND; (2) ACBS tăng vốn điều lệ từ 1,500 tỷ VND lên 4,000 tỷ VND, qua đó lọt top 11 quy mô vốn chủ sở hữu tính tới thời điểm hiện tại.

Trong năm 2024, câu chuyện tăng vốn vẫn sẽ tiếp diễn khi đã có ACBS và HSC đều dự kiến tăng vốn lên trên 7,000 tỷ VND hay Chứng khoán LPBank (LPBS) dự kiến tăng vốn từ 250 tỷ VND lên 3,888 tỷ VND vào đầu năm 2024.

Mục đích của việc liên tục tăng vốn của các công ty chứng khoán trong giai đoạn vừa qua có thể kể đến: (1) Tăng quy mô cho vay kí quỹ. Theo Quyết định 87/QĐ-UBCK, tổng dư nợ cho vay chứng khoán không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu và dư nợ cho vay đối với 1 mã chứng khoán không được quá 10% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán; (2) VCSH lớn hơn giúp các CTCK đa dạng tiếp cận các nguồn vốn, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài; (3) thêm nguồn lực để đầu tư số hóa hoạt động của doanh nghiệp.

Thị trường chứng khoán năm 2024 được dự báo sẽ có sự phục hồi tốt cả về giá và thanh khoản

Theo quan điểm của KBSV, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024 mặc dù còn trải qua các nhịp điều chỉnh lình xình nhưng về tổng thể sẽ có sự phục hồi tốt so với giai đoạn 2022 – 2023 dựa trên:

(1) Định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn với chỉ số P/E và P/B đều ở ngưỡng thấp so với lịch sử;

(2) Thanh khoản hồi phục nhờ lãi suất huy động/cho vay thấp và vận hành hệ thống KRX.

KRX đi vào vận hành trong năm 2024 mang tới kì vọng thanh khoản cải thiện và đáp ứng các yêu cầu để nâng hạng thị trường trong tương lai

Hệ thống KRX được vận hành hoàn thiện và sử dụng hết các tính năng sẽ đem đến những thay đổi lớn: (1) Cải thiện số lượng lệnh, tốc độ khớp lệnh; (2) Giao dịch T+1, giảm thời gian thanh toán; (3) Đa dạng hóa sản phẩm, hình thức đầu tư sẽ cải thiện đáng kể thanh khoản của thị trường.

Cùng với đó, KRX đi vào hoạt động sẽ đáp ứng các điều kiện còn thiếu để nâng hạng thị trường theo xếp hạng của FTSE Russell.

Thanh khoản cải thiện nhờ giải quyết nghẽn lệnh, tăng tốc độ xử lý lệnh và giao dịch T+1 sẽ là điểm nhấn chính khi vận hành hệ thống KRX. Theo thông tin từ HOSE, hệ thống KRX sẽ cho phép nghiệp vụ bán chứng khoán chờ về (T+1) ngay từ thời điểm ban đầu, giúp đẩy nhanh vòng quay vốn trong hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường.

Tại các thị trường đã áp dụng cho phép bán chứng khoán chờ về như Mỹ, Hàn Quốc, Nhất Bản, Thái Lan…, giá trị giao dịch bình quân một phiên của các thị trường này trong 5 năm qua đạt xấp xỉ 0.3% tổng vốn hoá thị trường.

Con số này thậm chí còn cao hơn với các nước thuộc khu vực châu Á và thị trường mới nổi, đạt 0.42% (với đặc điểm giá trị giao dịch của các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ trọng lớn) trong khi GTGD bình quân trên vốn hoá của Việt Nam là 0.23%.

Kì vọng khi hệ thống KRX đi vào hoạt động ổn định có thể giúp giá trị giao dịch trung bình 1 phiên của VNindex tiến dần về mức 0.3% - 0.4% vốn hóa thị trường, tương đương tăng 30% – 70% so với thanh khoản trung bình 5 năm gần đây.

Định giá đã phần nào phản ánh kỳ vọng ngắn hạn về hệ thống KRX tuy nhiên vẫn đang ở mức hấp dẫn trong trung – dài hạn

Trong năm 2023, giá cổ phiếu chứng khoán đã có những nhịp tăng giá tương đối mạnh mẽ so với thị trường chung, phản ánh kì vọng của thị trường vào việc vận hành hệ thống KRX vào cuối năm. Hiện tại, hầu hết các cổ phiếu trong ngành đều đang giao dịch ở mức trên hoặc tiệp cận vùng P/B trung bình 5 năm.

Với kì vọng thị trường chứng khoán sẽ phục hồi tốt trong năm 2024 về cả giá và thanh khoản cùng các tác động tích cực của đưa vào vận hành hệ thống KRX, KBSV  cho rằng nhà đầu tư có thể xem xét và lựa chọn đầu tư vào các cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán vào những nhịp điều chỉnh về hoặc dưới mức P/B trung bình để có lợi suất kì vọng lớn.

Cập nhật ngày 18/5/2022: kỳ vọng tích cực những tháng cuối năm 2023

Đã thấy dấu hiệu thị trường tăng nhờ dòng tiền mạnh đổ vào thị trường và hoạt động cho vay bùng nổ trở lại. Các công ty chứng khoán với lợi thế nhà đầu tư nhỏ lẻ và mức độ số hóa cao sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Lĩnh vực tiềm năng nhờ dân số và thu nhập khả dụng ngày càng tăng

Xét quanh khu vực, có thể nhận thấy tiềm năng to lớn của lĩnh vực dịch vụ tài chính (DVTC) ở Việt Nam. Tính đến cuối Q2/23, tỷ lệ nhà đầu tư trên toàn dân số ở Việt Nam chỉ ~ 7,0%, thấp hơn so với mức 7,5% ở Thái Lan (đã loại bỏ các NĐT không hoạt động) và mức 12,5% tại Malaysia.

Ngoài ra, thu nhập khả dụng của hộ gia đình tại Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, cho thấy nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm tài chính cũng như nguồn thu của các công ty môi giới.

Chính phủ Việt Nam cũng đang thực hiện các bước hỗ trợ sự phát triển của lĩnh vực chứng khoán (hệ thống giao dịch mới do KRX phát triển). Với tất cả những yếu tố này kết hợp lại, triển vọng của lĩnh vực dịch vụ tài chính Việt Nam vẫn tồn tại nhiều tiềm năng lớn chưa được khai thác hết.

Chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng sẽ thúc đẩy thị trường phục hồi trong nửa cuối năm 2023

Từ giữa T3/23, lãi suất điều hành của NHNN đã có 4 lần giảm, theo đó: lãi suất tái chiết khấu giảm 1,5 điểm % xuống 3,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm 1,5 điểm % xuống 4,5%/năm, lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 1,25 điểm % xuống 4,75%/năm.

NHNN có thể duy trì mức lãi suất chính sách như hiện nay cho đến cuối năm 2023 nhờ (1) lãi suất thực tại Việt Nam vẫn cao hơn ở Mỹ và (2) kỳ vọng tỷ giá hối đoái được kiểm soát trong nửa cuối 2023. Theo đó, giá trị giao dịch trung bình hàng ngày (GTGD TB) từ 3 sàn chính có thể đạt 20-25 nghìn tỷ đồng trong nửa cuối năm 2023 từ mức 16 nghìn tỷ đồng trong Q2/23 – ngang mức với giai đoạn 1H21, nhờ lãi suất huy động ở mức thấp cũng như nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn hơn.

Kết hợp với tỷ lệ cho vay ký quỹ toàn ngành trên tổng giá trị tài sản niêm yết trong 3 năm gần đây vào khoảng ~17% đến 20%, dự báo tổng cho vay ký quỹ toàn thị trường có thể đạt 180.000 tỷ đồng trong nửa cuối 2023, hàm ý mức tăng ~30% từ mức 140.000 tỷ đồng cuối Q2/23.

Cổ phiếu chứng khoán sẽ có diễn biến tích cực trong nửa cuối 2023

Theo VNDirect, đến thời điểm hiện tại, định giá chung thị trường chứng khoán VN đang giao dịch ở mức P/B là 1,6 lần, thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong 3 năm gần đây. Kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ tăng tốc trong nửa cuối 2023 nhờ chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tài khóa hỗ trợ.

Trong bối cảnh này, lĩnh vực chứng khoán sẽ là đại diện tốt nhất cho sự hồi sinh của thị trường. Các công ty môi giới với lợi thế nhà đầu tư nhỏ lẻ và mức độ số hóa cao sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ dòng vốn chảy mạnh vào TTCK bao gồm: SSI, VND, MBS.

VNDirect cho rằng với hoạt động cho vay ký quỹ nhộn nhịp hơn, các công ty dịch vụ tài chính có tiềm năng tăng trưởng cho vay ký quỹ và khả năng duy trì spread (chênh lệch giữa lãi suất cho vay ký quỹ và chi phí vốn) sẽ có khả năng mở rộng thu nhập ký quỹ như: SHS, AGR, SSI, BSI và MBS.

Thu nhập của toàn thị trường chứng khoán sẽ được cải thiện nhờ hiệu suất đầu tư tốt hơn của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của các CTCK.

Cập nhật ngày 18/5/2022: Tăng trưởng lợi nhuận các công ty chứng khoán chững lại

Thị trường gần đây hạ nhiệt đã khiến mảng tự doanh và môi giới của khối công ty chứng khoán đều chững lại trong quý 1/2022.

Hoạt động kinh doanh của khối Công ty chứng khoán trong 3 tháng đầu năm 2022 có nhịp chững lại so với 3 tháng trước đó. Tuy vậy, so với cùng kỳ năm 2021, kết quả kinh doanh trong quý 1, tăng gần 37% so với cùng kỳ, giảm 15.6% so với quý trước. Lãi sau thuế đạt của khối này vẫn tăng trưởng đáng kể.

Tổng doanh thu hoạt động của 75 Công ty chứng khoán đạt hơn 20.7 ngàn tỷ đồng hơn 6.9 ngàn tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ song giảm gần 20% so với quý trước.

Trong quý 1/2022 thị trường không còn thuận lợi như quý 4/2021. Chỉ số VN-Index quý 1 giảm 0.4% so với đầu năm.

Mảng môi giới vẫn ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ. Doanh thu môi giới đạt hơn 5.6 ngàn tỷ đồng (tăng 60%). Tuy nhiên, so với quý 4/2021 thì doanh thu mảng môi giới lại giảm 21%.

Thanh khoản sàn HOSE duy trì ở mức 26 ngàn tỷ đồng, giảm gần 4% so với quý trước. Thanh khoản cao so với các quý trước đã giúp môi giới ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ song lại kém sắc hơn quý trước đó.

Nhìn chung, thị trường hạ nhiệt đã khiến mảng tự doanh và môi giới của khối công ty chứng khoán đều chững lại trong quý 1/2022.

Cập nhật ngày 30/3/2021: Quy mô thị trường tăng, thu phí đều, tự doanh tốt

Thanh khoản gia tăng thời gian gần đây và dự báo sắp tới la nhờ một phần nhờ dòng tiền NĐT mới tham gia. Các nhà đầu tư f0 đã góp sức đẩy VN-Index tăng ấn tượng và chạm mốc 1.200 điểm với thanh khoản bùng nổ, bất chấp khối ngoại cứ mải miết bán ròng phiên này qua phiên khác

screenshot-2021-03-30-at-213314-1617114819.png

 

Thanh khoản thị trường năm 2021 sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi môi trường lãi suất thấp trong nửa đầu năm cùng với kinh tế phục hồi trên diện rộng trong nửa sau của năm. Trong khi các nhà đầu tư cá nhân sẽ tiếp tục là động lực chính của thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khả năng sẽ quay trở lại trong dài hạn nhờ động lực từ việc thăng hạng thị trường.

Giá trị giao dịch trung bình năm 2020 chỉ khoảng 5,000 tỷ đồng/phiên (riêng trung bình Q4/2020 là khoảng 8,500 tỷ đồng/phiên). Trong khi đó, trung bình GTGD trên sàn HOSE từ đầu năm 2021 đến nay là 13,000 tỷ đồng/phiên, tăng 2.5 lần so với trung bình năm 2020 và 1.5 lần so với trung bình Q4/2020.

Trong dài hạn GTGD trung bình sàn HSX sẽ dao động trong khoảng 18,000-22,000 tỷ đồng/phiên, tức gấp 4-5 lần trung bình năm 2020.

Cùng sự tăng trưởng của thanh khoản thị trường, các công ty chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh thu nhập phí môi giới CK và thu nhập cho vay margin.

screenshot-2021-03-30-at-213445-1617114914.png

Dự nợ cho vay ký quỹ một số công ty chứng khoán lớn

Thanh khoản sẽ gia tăng trong quá trình thăng hạng thị trường

Yếu tố hỗ trợ trong trung hạn sẽ là việc Việt Nam được nâng hạng thị trường của MSCI và đẩy mạnh giá trị giao dịch trung bình một ngày. Quan sát diễn biến thanh khoản tại hai quốc gia được nâng hạng gần đây (UAE và Qatar), chúng tôi nhận thấy thanh khoản gia tăng 50-100% kể từ thời điểm công bố cho đến thời điểm chính thức thăng hạng. Do đó, kì vọng thanh khoản thị trường Việt Nam cũng diễn ra theo mẫu hình tương tự, tức giá trị giao dịch sẽ tăng thêm ít nhất 50% trong giai đoạn 2021-2023.

Thông tư 121/TT-BTC vừa ban hành tạo điều kiện cho các CTCK huy động vốn bổ sung cho hoạt động margin, tự doanh. Cụ thể, mặc dù vẫn đang khống chế dư nợ margin không vượt quá 2 lần vốn chủ sở hữu, tuy nhiên thông tư mới cho phép CTCK vay nợ gấp 5 lần thay vì 3 lần vốn chủ sở hữu. Điều này mở cơ chế giúp tăng năng lực tài chính cho CTCK và thể hiện chính sách đang theo hướng nới lỏng, tạo điều kiện cho thị trường vốn phát triển.

Công ty Chứng khoán Funan - FNS đặt mục tiêu VN Index giao dịch trong biên độ 1100 +/- 15% trong năm 2021.

Đó là cơ sở để tin rằng có nhiều cơ hội để các CTCK tăng thu nhập tự doanh vào năm 2021. Đặc biệt là giai đoạn 6 tháng cuối năm, khi hệ thống giao dịch được kỳ vọng sẽ khắc phục và thông tin về kì đánh giá lại của FTSE diễn ra.

KBSV & VNDirect & Funan FNS
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.