Đánh giá cổ phiếu HPG (Hòa Phát): giờ chỉ nên theo dõi và chờ điểm mua cho mục tiêu dài hạn

Rồng Việt & BSC

06/06/2023 06:56

Nhà đầu tư ưa thích cổ phiếu HPG và cổ phiếu thép theo dõi kỹ công suất sản xuất và sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp này để đánh giá đúng khả năng phục hồi và tìm điểm mua hợp lý cho dài hạn.

hpg-ap22c-1619077378.jpg
 

Trông chờ vào hồi phục nhu cầu xây lắp trong nước

Tăng giá nguyên liệu mạnh hơn tăng giá thép thành phẩm là khó khăn trong trung hạn, khi HPG chưa thể sớm chuyển tác động của giá đầu vào sang khách hàng.

Việc thị trường bất động sản – xây dựng trong nước hồi phục về mức cũ là điều kiện cần để HPG tăng công suất huy động các nhà máy và cải thiện lợi nhuận. Nỗ lực xuất khẩu của doanh nghiệp bù đắp cho sụt giảm nhu cầu trong nước, nhưng tiêu thụ nội địa vẫn là cốt lõi để cải thiện KQKD trong trung và dài hạn.

Cho cả năm 2023, doanh thu dự phóng đạt 107.734 tỷ đồng, -24% YoY. Kỳ vọng HPG có thể cải thiện lợi nhuận sau thuế từ Q2/2023. Chi phí tài chính năm 2023 cũng được dự phóng giảm do tỷ giá được dự báo ổn định, lỗ tỷ giá đã thực hiện thấp hơn năm ngoái. Dự phóng LNST năm 2023 ở mức 8.764 tỷ đồng, EPS tương ứng là 1.417 đồng.

Định giá và khuyến nghị

KQKD thời gian qua không chỉ phản ánh tác động của thị trường thế giới và trong nước lên hoạt động sản xuất – bán hàng của HPG, mà còn cho thấy tính linh động và khả năng thích nghi của chính sách điều hành doanh nghiệp, cụ thể là chính sách mua hàng, tồn kho và huy động công suất sản xuất.

Trong những quý tới, HPG sẽ gặp những thách thức nhất định trong việc tăng tốc độ tiêu thụ, giảm giá thành sản xuất và đầu cơ-phòng hộ giá nguyên liệu. Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua, nhưng tốc độ phục hồi của thị trường Bất động sản – Xây dựng sẽ chưa thể sớm mang lại cải thiện toàn diện cho các doanh nghiệp thép.

Định giá FCFF và P/B của cổ phiếu HPG được tính toán ở mức 20.950 đồng/CP. Với KQKD của năm 2022, nhiều khả năng HPG sẽ không chia cổ tức tiền mặt trong năm nay.

Vì vậy, Rồng Việt đưa ra quan điểm TRUNG LẬP đối với cổ phiếu HPG, đồng thời khuyến nghị Nhà đầu tư ưa thích cổ phiếu HPG và cổ phiếu thép nói chung theo dõi kỹ công suất sản xuất và sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp này để đánh giá đúng khả năng phục hồi lợi nhuận và tìm điểm mua cổ phiếu hợp lý cho dài hạn.

Cập nhật ngày 25/5/2021: BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu HPG, nâng giá mục tiêu lên 76.500 đ/cp

ĐỊNH GIÁ  

BSC duy trì khuyến nghị MUA với HPG và nâng giá mục tiêu năm 2021 lên 76,500 đồng/CP (+5% so với giá mục tiêu trong Báo cáo Ngành Q2.2021) do (1) nâng dự báo KQKD của công ty năm 2021 thêm 23% (2) giảm P/E mục tiêu từ 10.0 về 9.0 lần và EV/EBITDA từ 7.0 về 6.0 lần để phán ánh dự báo tăng trưởng lợi nhuận giảm trong 2H2021 và khả năng lợi nhuận giảm trong năm 2022 khi mặt bằng giá thép và nguyên liệu dần về mức trung bình (BSC dự báo lợi nhuận 2022 -18% YoY).
 
DỰ BÁO KẾT QUẢ KINH DOANH  

(1)    HPG ghi nhận lợi nhuận kỷ lục trong Q1/2021. Doanh thu thuần 31,177 tỷ (+62% YoY), LNST 7,005 tỷ (+204% YoY), lần lượt hoàn thành 26.2% và 38.9% kế hoạch. 
(2)     Đại hội cổ đông 2021 đánh dấu bước chuyển mình của HPG với định hướng tối ưu hệ sinh thái và đầu tư mở rộng KLH Dung Quất. HPG  chốt ngày GDKHQ nhận cổ tức 2020 (5% tiền và 35% cổ phiếu) là 31/05/2021, thanh toán vào 11/06/2021
(3)    Các nhà máy vận hành 100% công suất. Sản lượng tiêu thụ tháng 4 khả quan. Giá bán liên tục tăng để phản ánh đà tăng của chi phí nguyên liệu, đặc biệt trong T4 và T5/2021.
(4)    Các biện pháp “hạ nhiệt” giá thép đang được chính phủ nghiên cứu không phải rủi ro lớn trong ngắn hạn với Hòa Phát, đồng thời tích cực trong trung hạn.
BSC dự báo doanh thu 2021 của HPG đạt 147,209 tỷ đồng (+63.3% YoY), LNST 31,015 tỷ đồng (+130.8% YoY), tương đương EPS = 8,893 đồng/CP (giả định trích quỹ khen thưởng phúc lợi 5%). 
 
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ 

(1) Ngành thép bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với mặt bằng giá mới
(2) Đẩy nhanh xây dựng giai đoạn mở rộng tại KLH Dung Quất nhằm tranh thủ điều kiện thuận lợi của ngành  (dự kiến bắt đầu xây dựng từ đầu năm 2022)
(3) Tiềm lực tài chính vững vàng 
 
RỦI RO ĐẦU TƯ
(1) Rủi ro chính phủ các nước đưa ra các biện pháp kiềm chế đà tăng giá thép
(2) Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá quặng và thép cuộn cán nóng (HRC).

Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

Hòa Phát là Tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực khác như Nội thất, ống thép, thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản và nông nghiệp. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán HPG.

Hiện nay, Tập đoàn hoạt động trong 05 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm Ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản – Điện máy gia dụng. Sản xuất thép là lĩnh vực cốt lõi chiếm tỷ trọng 90% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn. Với công suất 8 triệu tấn thép thô/năm, Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất thép lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam về thép xây dựng, ống thép và thịt bò Úc. Hiện nay, Tập đoàn Hòa Phát nằm trong Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, Top 10 DN lợi nhuận tốt nhất, Top 5 DN niêm yết có vốn điều lệ lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Vốn hóa thị trường của HPG đạt 11 tỷ đô la Mỹ, nằm trong top 15 công ty thép có mức vốn hóa lớn nhất trong ngành thép thế giới.

Với triết lý kinh doanh “Hòa hợp cùng phát triển”, Hòa Phát dành ngân sách hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với cộng đồng.

Rồng Việt & BSC
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.