Phân tích cổ phiếu BID (Ngân hàng BIDV): Giá hợp lý 51.700 đồng/cp

Công ty Chứng khoán Rồng Việt & KBSV

20/03/2024 16:35

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (mã BID) có lợi thế quy mô giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, tối ưu hóa chi phí, qua đó tạo thuận lợi để mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Kì vọng NIM của BID sẽ được cải thiện trong năm 2024 dựa trên:

(1) Các khoản huy động khách hàng lãi suất cao kì hạn 1 năm giai đoạn 4Q2022 – 1Q2023 sẽ đáo hạn trong nửa đầu năm 2024. Đây là các khoản vay có lãi suất > 7%, cao hơn nhiều so với trung bình giai đoạn trước đó là ~ 5.5%.

(2) Lãi suất huy động đang được duy trì ở mức thấp. Tính tới thời điểm hiện tại, lãi suất huy động cá nhân kỳ hạn 12 tháng của BID đang ở mức 4.8%, thấp hơn mức lãi suất huy động năm 2022 (~5.5%), là giai đoạn BID có mức chi phí vốn tốt nhất trong các năm trở lại đây. KBSV đánh giá cao khả năng BIDV sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất huy động thấp ~5.5% trong bối cảnh cầu tín dụng chưa thể hồi phục mạnh trong thời gian tới.

(3) CASA phục hồi khi các doanh nghiệp quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ CASA của BID 4Q2023 đạt 20.2%, là quý thứ 3 liên tiếp hồi phục sau khi chạm đáy vào 1Q2023 (16.2%) và là mức CASA cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Định giá – Khuyến nghị NẮM GIỮ, giá 51,700 VND/cổ phiếu

KBSV kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID.

(1) Phương pháp định giá P/B Chúng tôi nâng mức P/B dự phóng 2023 lên mức 2.45x tương đương độ lệch chuẩn +1 của trung bình P/B 5 năm của BID do các tín hiệu tích cực từ chất lượng tài sản được cải thiện và tăng trưởng tín dụng ấn tượng trong 4Q2023.

(2) Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư (Bảng 14) Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn. Cổ phiếu BID đã có nhịp tăng tốt trong thời gian vừa qua, đã phần nào phản ánh phản ánh triển vọng kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024.

Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu BID cho năm 2024 là 51,700 VND/cổ phiếu.

Cập nhật ngày 20/4/2022: còn đó những lo ngại và biến động khó lường, giá mục tiêu 41.000 đồng/cp

Ngân hàng đã kiểm soát tốt nợ xấu hình thành trong Q4/21 nhờ một phần nợ xấu được chuyển nhóm tốt hơn sau khi kết thúc giãn cách, đồng thời duy trì chi phí tín dụng biên nhằm dự phòng cho nợ cơ cấu. BID đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ cơ cấu năm 2021 trước thời hạn theo Thông tư 03. Điều này giúp củng cố bộ đệm của BID.

bidv2-1615422862.jpg

BID (ngân hàng BIDV) còn đó những lo ngại và biến động khó lường

Dự kiến BID sẽ đưa ra kế hoạch LNTT năm 2022 là 18,5-20,5 nghìn tỷ đồng trong ĐHCĐ sắp tới. Dự báo LNTT năm 2023 được điều chỉnh giảm xuống 23,9 nghìn tỷ đồng (14% YoY) do thu nhập từ phí yếu.

Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu dự phóng năm 2022 là 18.921 đồng, tương đương P/B dự phóng là 2,1 lần. 

Nền trích lập dự phòng cao và tính tập trung của dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn dẫn đến dự báo lợi nhuận biến động

Chi phí tín dụng được duy trì trong khoảng 6-8 nghìn tỷ đồng mỗi quý vào năm 2021, so với 4-7 nghìn tỷ đồng năm 2020 và 3-6 nghìn tỷ đồng một năm trước đó. Chi phí tín dụng biên (dồn 4 quý) tăng mạnh từ Q4/20 mặc dù dư nợ cơ cấu giảm. Chúng tôi dự báo chi phí tín dụng là 26,2 nghìn tỷ đồng vào năm 2022 (-11% YoY), đồng nghĩa với chi phí tín dụng trung bình là 6-7 nghìn tỷ đồng mỗi quý. Xét hàng quý, nền trích lập dự phòng năm 2022 dự kiến sẽ ổn định so với năm 2021. Do BID có độ nhạy cảm cao với chi phí tín dụng, chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý biến động cao và tăng mạnh trong suốt năm 2022.

Diễn biến bất ngờ ở cơ cấu các nhóm nợ có một phần nguyên nhân từ sự phục hồi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nợ xấu và các khoản nợ cơ cấu lại chiếm khoảng 2,9% cuối Q4/21, giảm so với mức 3,5% trong Q3/21. Tỷ lệ nợ xấu hình thành ròng trong quý vừa qua giảm do các khách hàng phục hồi được phân loại lại vào các nhóm nợ tốt hơn. Tính mùa vụ của xử lý rủi ro nợ xấu cũng hỗ trợ điều này. Kết hợp với mức trích lập dự phòng ổn định, tỉ lệ bao phủ nợ xấu cải thiện lên 219%.

Phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn chiếm hầu hết dư nợ cơ cấu. Nếu tính cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dư nợ khách hàng doanh nghiệp chiếm khoảng 95% trong nợ cơ cấu. Do các doanh nghiệp có nhiều khoản vay trong một ngân hàng và mỗi khoản đều tương đối lớn so với khách hàng bán lẻ nên việc phân loại lại nhóm nợ của khách hàng doanh nghiệp luôn có tác động đáng kể đến tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng. Kỳ vọng tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng (dồn 4 quý) sẽ tăng từ nền thấp trong Q4/21.

Tuy nhiên, ngân hàng đã trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ cơ cấu trong năm 2021. Điều này sẽ giảm bớt áp lực đối với chính sách trích lập dự phòng trong giai đoạn 2022-2023 trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi. Nói cách khác, bộ đệm dự phòng đã được tăng cường.

Ngân hàng dự kiến dư nợ cơ cấu sẽ giảm hơn một nửa từ mức cuối năm 2021. Tổng dư nợ được cơ cấu là 26 nghìn tỷ đồng năm 2021, giảm so với mức đỉnh trong năm là 33 nghìn tỷ đồng. Con số này giảm còn 23 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2022. Do đó, Công ty Chứng khoán Rồng Việt hạ dự báo chi phí tín dụng biên giai đoạn 2022-2023 xuống lần lượt là 1,8% và 1,7% từ mức 2,0% và 1,9%. Tỷ lệ hình thành nợ xấu ròng năm 2022 cũng được điều chỉnh giảm để phản ánh việc chuyển nhóm tốt hơn của một số khoản nợ xấu.

Dự báo chi phí tín dụng sẽ giảm vào năm 2022, quy mô dự phòng hàng quý sẽ biến động mạnh so với cùng kì. Kỳ vọng chi phí tín dụng biên (dồn 4 quý) sẽ duy trì đà giảm trong Q1 và Q2 năm 2022, giúp thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận.

Triển vọng 2022/2023: Nền tảng vốn chưa cải thiện mạnh, tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu ngành là chất xúc tác

Như đã đề cập, quy mô dự phòng là yếu tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận quý. Kỳ vọng sự thay đổi trong quy mô dự phòng sẽ chiếm hơn 90% mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2022. Tỷ trọng đóng góp giảm xuống còn hơn 60% vào năm 2023. Riêng biên chi phí tín dụng giảm sẽ giúp LNTT năm 2022 tăng 51% và LNTT năm 2023 tăng 9%.

Tuy nhiên, nguồn vốn sẽ tiếp tục là mối lo ngại. Trong trường hợp đợt phát hành riêng lẻ diễn ra vào năm 2023 và BID duy trì vốn cấp 2 bằng khoảng 50% vốn cấp 1 như đã định hướng, chúng tôi dự báo hệ số CAR (Basel II) ở mức 9,6% vào cuối năm 2023, so với mức khoảng 9% hiện tại.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt dự báo hạn mức tăng trưởng tín dụng ổn định trong giai đoạn 2022-2023. NIM sẽ cải thiện so với năm 2021 lên 7 điểm cơ bản vào năm 2022. Gói hỗ trợ lãi suất sẽ giảm quy mô, giúp giảm áp lực lên lợi suất cho vay. Tuy nhiên, lãi suất huy động cũng sẽ tăng lên. Tỷ lệ CASA dự kiến sẽ tăng nhờ gói miễn phí phí, đạt 21%. Thu nhập phí năm 2022 sẽ bị ảnh hưởng và giảm 8% YoY do thu nhập từ hoạt động thanh toán chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập từ thu hồi nợ xấu sẽ đi ngang so với năm 2021. Hệ số CIR sẽ tăng nhẹ trong giai đoạn 2022-2023.

Kì vọng BID sẽ trình kế hoạch LNTT năm 2022 là 18,5-20,5 nghìn tỷ đồng trong ĐHCĐ sắp tới. Chúng tôi đưa ra ước tính mới cho LNTT năm 2022 là 21,0 nghìn tỷ đồng (54% YoY), cao hơn tương đối so với kế hoạch năm. Dự báo LNTT năm 2023 được điều chỉnh giảm xuống 23,9 nghìn tỷ đồng (14% YoY).

Giá trị sổ sách dự phóng trên mỗi cổ phiếu năm 2022 là 18.921 đồng, tương ứng với P/B dự phóng là 2,1 lần.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt nhận thấy vẫn còn nhiều thách thức và kế hoạch dự kiến là không chắc chắn. Sau khi điều chỉnh khung thời gian dự phóng và tăng nhẹ ROE bền vững, chúng tôi nâng giá mục tiêu lên 41.000 đồng/cổ phiếu. Điều này tương đương với khuyến nghị TRUNG LẬP. 

Cập nhật ngày 23/3/2021: chút lắng lo nợ xấu và tăng vốn, giá mục tiêu 51.300 đ/cp

Lũy kế cả năm 2020, thu nhập lãi thuần đạt 35,797 tỷ VND, giảm 0.5% YoY; LNST đạt 7,224 tỷ VND, giảm 15.5% YoY, chủ yếu do trong năm BID đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng (+14.9% YoY).

Tỷ lệ nợ xấu 4Q2020 đạt 1.76%, giảm 21 bps QoQ, nguyên nhân do nợ nhóm 2 giảm mạnh 104 bps QoQ.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến chất lượng nợ, BID đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2020 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 89.3% (+14.3% điểm YoY), là mức tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong 5 năm trở lại đây của BID. Tuy nhiên, mức bao phủ này vẫn là rất thấp so với các ngân hàng khác như VCB (+370.4%), ACB (+160.3%), TCB (+171.0%).

Theo quan điểm thận trọng, BID vẫn sẽ thuộc nhóm các ngân hàng có áp lực trích lập dự phòng lớn trong năm 2021 khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 trở nên rõ nét cùng việc trích lập cho nợ tái cơ cấu theo thông tư 01/2020.

Theo BIDV, nợ tái cơ cấu tính đến thời điểm cuối tháng 12/2020 đạt 28 nghìn tỷ VND, tương đương 2.3% tổng dư nợ 2020.

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến chất lượng nợ, BID đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2020 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong 5 năm trở lại đây của BID.

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự phóng tăng trưởng tín dụng đạt 11.0% trong năm 2021 khi các doanh nghiệp đẩy mạnh vay nợ để hồi phục sau dịch Covid-19

Ước tính NIM 2021 tăng 24 bps YoY, đạt 3.0% với kì vọng cải thiện CASA cùng với lãi suất cho vay tăng trở lại đối với một số ngành nghề hồi phục tốt sau dịch

Năm 2021, NPL duy trì ở mức 1.8% nhờ tỷ lệ nợ tái cơ cấu theo thông tư 01 giảm cùng với bộ đệm dự phòng khá cao để xử lý nợ xấu.

Chi phí trích lập dự phòng dự kiến tương đương mức kế hoạch đề ra của BID, đạt 24,672 tỷ VND.

Dự báo LNST năm 2021 đạt 9,921 tỷ VND, tăng 37.3% YoY.

BID đặt kế hoạch LNTT 2021 đạt 13,000 tỷ VND, tăng 44% YoY dựa trên các yếu tố: (1) Thu nhập lãi thuần tăng 19% YoY nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 10% - 12% và chi phí vốn giảm nhờ cải thiện CASA; (2) Thu hồi nợ ngoại bảng 8 nghìn tỷ VND.

Nợ xấu vẫn là vấn đề nhức đầu năm 2021

BID vẫn đặt mức trích lập dự phòng kế hoạch cao, đạt 24 nghìn tỷ (+~3% YoY) trước các yếu tố ảnh hưởng của dịch và các rủi ro chung của nền kinh tế cùng với khoản trích lập theo thông tư 01/2020.

Trong giai đoạn 2021-2022, BID đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 48.5 nghìn tỷ VND thông qua: (1) Phát hành 207 triệu cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2019; (2) Phát hành 281 triệu cổ phiếu để trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020, dự kiến cả 2 đợt phát hành sẽ đều diễn ra trong nửa sau năm 2021; (3) Phát hành ra công chúng hoặc riêng lẻ 341 triệu cổ phiếu.

Theo thông tin từ chủ tịch BIDV, KEB Hana Bank có thể sẽ tham gia vào đợt phát hành này. Trong trước hợp phát hành thành công, CAR của BIDV sẽ được cải thiện, đảm bảo cho câu chuyện tăng trưởng tín dụng cho các năm tới.

Trong trước hợp phát hành thành công, CAR của BIDV sẽ được cải thiện, đảm bảo cho câu chuyện tăng trưởng tín dụng cho các năm tới.

Định giá

Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kết hợp 2 phương pháp định giá là P/B và Chiết khấu lợi nhuận thặng dư để tìm ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu BID.

(1) Phương pháp định giá P/B Với kì vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong năm 2021, chất lượng tài sản đang được cải thiện sau giai đoạn đẩy mạnh xử lý nợ xấu 2015- 2020, chúng tôi đưa ra P/B mục tiêu năm 2021 của BID là 2.5x, tương đương độ lệch chuẩn +1 với trung bình P/B 5 năm của BID.

(2) Phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư. Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp sử dụng thêm phương pháp chiết khấu lợi nhuận thặng dư để phản ánh rủi ro hệ thống và kỳ vọng dài hạn.

Kết hợp hai phương pháp định giá trên với tỉ lệ 50-50 để ra được giá hợp lý cuối cùng cho cổ phiếu BID là 51,300 đồng/cổ phiếu. 

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. 

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (mã BID)

Ngày 26/4/1957, Ngân  hàng  Kiến thiết  Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BIDV) chính thức được thành lập. BIDV tự hào là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.  Lịch sử xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam...

Lịch sử Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có 4 lần thay đổi tên gọi phù hợp với từng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước   

            1957 -1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam

            1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

            1990 – 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

            2012 – nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV luôn khẳng định vị thế của một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong suốt 65 năm hình thành và phát triển. Và đọng lại đằng sau tất cả những ghi nhận ấy là những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc BIDV đã được bồi đắp, đúc kết qua nhiều thế hệ: 
- Đó là sự tận tụy và trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc, là sự tiên phong mở lối, dám chấp nhận thách thức để tiến lên.
- Đó là trí tuệ của một tập thể luôn chịu khó và đam mê học hỏi, học tập và cởi mở đón nhận những tri thức mới, công nghệ mới, cách suy nghĩ mới, từ đó vận dụng tri thức để tạo ra những sáng tạo, đổi mới nhằm mang đến những lợi ích và tiện ích cho khách hàng, thúc đẩy xã hội tiến bộ. 
- Đó là tấm lòng yêu ngành, yêu nghề thiết tha, trong sáng và hướng thiện. Nhờ vậy mà BIDV đã có một hành trang lịch sử sáng chói, hào hùng, một văn hóa doanh nghiệp vừa truyền thống, vừa hiện đại, riêng có và đậm chất nhân văn. 
- Đó là bản lĩnh càng trong gian khó càng vươn lên mạnh mẽ, giống như lửa thử vàng qua biết bao thăng trầm, BIDV đã tôi luyện một tinh thần, bản lĩnh, cốt cách của những người tiên phong. Để mỗi lần gặp những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, BIDV lại tìm được cách bứt phá đầy sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả.
- Đó là tình cảm gắn bó giữa những con người trong cùng một ngôi nhà chung BIDV, là nét đẹp truyền thống khi trong nhiều gia đình có thế hệ ông, cha đi trước, thế hệ con, cháu đi sau cùng tiếp bước cống hiến công sức, nhiệt huyết và trí tuệ cho ngành.    
- Đó là niềm tin vững chắc vào tương lai tươi đẹp và khát vọng dựng xây đất nước Việt Nam hiện đại, văn minh, có chất lượng cuộc sống tốt đã giúp BIDV vượt qua khó khăn, thử thách để tích cực lan toả những năng lượng mạnh mẽ đó đến khách hàng và cộng đồng.
- Đó là sự chuyên nghiệp và tôn trọng các cam kết của mình và đáp ứng đầy đủ các khía cạnh của cam kết với khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội.
- Đó là tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia với đồng bào, là trách nhiệm xây dựng cộng đồng ở những nơi BIDV hiện diện. 
Những nét bản sắc văn hóa ấy cũng đã tạo nên 5 giá trị cốt lõi của BIDV đó là: Trí tuệ - Niềm tin - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Khát vọng. Sự trải nghiệm đó cũng đã tạo nên một thương hiệu BIDV uy tín, luôn tiên phong trong sự nghiệp đầu tư, phát triển, tiên phong trong tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Để khẳng định quyết tâm cho một BIDV xứng tầm thời đại, trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống, các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử đã ban hành trước đây, BIDV đã chắt lọc, đúc kết và lựa chọn những giá trị, chuẩn mực phù hợp để giới thiệu trong Sổ tay văn hóa.
Sổ tay văn hóa được ban hành với mục đích hướng dẫn toàn thể người BIDV hiểu, phát huy, bổi đắp các giá trị văn hóa, thực hành các quy chuẩn, quy tắc qua đó xây dựng văn hóa Doanh nghiệp BIDV.
Đây cũng đồng thời là cam kết của BIDV để khách hàng và toàn xã hội giám sát, đánh giá và giúp người BIDV giữ gìn tư cách đạo đức, thái độ ứng xử đúng mực khi thực hiện nhiệm vụ.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt & KBSV
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.