Kết quả kinh doanh OIL (PV Oil): quý 3/2022 càng làm càng lỗ

Công ty Chứng khoán Bản Việt

31/10/2022 10:00

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil - OIL) vừa công bố Kết quả kinh doanh quý gần nhất.

pv-oil-3-1618850001.jpeg

Kho dầu của Tổng CT Dầu Việt Nam (PV OIL)


 

Quý III, doanh thu Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil - OIL) tăng hơn gấp đôi so với quý III/2021, nhưng lại lỗ hơn 373 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 57 tỷ. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của doanh nghiệp này trong 10 quý gần đây.

Lãnh đạo PVOil giải thích mức lợi nhuận này do ảnh hưởng bởi yếu tố giá dầu thế giới biến động. Từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9, giá dầu thế giới đảo chiều, giảm liên tục do lo ngại suy thoái kinh tế, lạm phát...

"Phù hợp với diễn biến trên, Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu trong quý III làm cho lãi gộp PVOil giảm", lãnh đạo công ty giải thích.

Trong kỳ này, PVOil ghi nhận hơn 320 tỷ đồng lãi gộp, giảm gần 44% so với quý III/2021. Biên lợi nhuận gộp cũng lùi về mức 1,24% - thấp nhất trong 10 quý gần đây. Ngoài ra, công ty còn chịu hơn 13 tỷ đồng lỗ trong công ty liên doanh, liên kết. Các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng 38% và 25%.

PVOil ghi nhận hơn 3.400 tỷ đồng hàng tồn kho vào cuối tháng 9, giảm 35% so với cuối tháng 6, nhưng tăng 34% so với đầu năm. Doanh nghiệp này trích lập dự phòng 150 tỷ đồng cho nguyên vật liệu và hàng hóa tồn kho, trong kỳ đầu năm chỉ trích hơn 1 tỷ đồng.

9 tháng đầu năm, doanh thu của PVOil đạt 79.617 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 431 tỷ đồng, giảm hơn 17%. 9 tháng họ lỗ tỷ giá 92 tỷ đồng và các khoản tăng chủ yếu là chi phí nhân viên bán hàng và dịch vụ mua ngoài.

Trong 6 tháng đầu năm, giá dầu thế giới liên tục tăng, đặc biệt kể từ chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Đây cũng là giai đoạn công ty ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Lợi nhuận sau thuế lũy kế nửa đầu năm đạt gần gấp đôi so với mục tiêu cả năm, trong đó lợi nhuận lập kỷ lục trong quý II.

Sau giai đoạn đạt đỉnh, liên Bộ Công Thương - Tài chính liên tục điều chỉnh giảm giá xăng dầu. Từ mốc 32.870 đồng một lít cuối tháng 6, giá xăng RON 95-III giảm về 22.580 đồng vào cuối tháng 9, giảm hơn 31%. Giá dầu có biến động nhưng nhìn chung vẫn giảm gần 25%. Theo đó, lợi nhuận của doanh nghiệp này cũng xuống mức thấp.

Dẫu vậy, lũy kế 9 tháng, PVOil vẫn vượt 77% chỉ tiêu doanh thu và vượt gần 8% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Chủ tịch Cao Hoài Dương cũng tự đánh giá công ty đã thích ứng linh hoạt, giảm thiểu thiệt hại, đạt kết quả sản xuất kinh doanh khả quan.

Trong 3 tháng cuối năm, doanh nghiệp này ưu tiên bám sát tình hình thị trường, điều hành sản xuất kinh doanh hợp lý để "hạn chế thiệt hại trong trường hợp thị trường khó khăn". Công ty cũng chú trọng đảm bảo không để thiếu hụt nguồn hàng ở tất cả cửa hàng xăng dầu trong toàn hệ thống.

Cập nhật quý 2/2022: 6 tháng lãi ròng 622 tỷ đồng, tăng 72%

Theo BCTC hợp nhất quý II, PV Oil (UPCoM: OIL) ghi nhận doanh thu 30.412 tỷ đồng, tăng 127% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng cao hơn nên lợi nhuận gộp còn tăng 73% đạt 1.429 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 6,17% xuống 4,7%.

Doanh thu tài chính tăng 26% lên 135 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 146% lên 132 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 26% và chi phí quản lý tăng 73%.

Dù vậy, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ PV Oil đạt 403 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước và ghi nhận kỷ lục mới trong 1 quý. Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần 53.700 tỷ đồng, tăng 113%; lãi ròng 622 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước.

Cập nhật quý 1/2022: lợi nhuận 282,9 tỷ, tăng 48,4%

Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil, UpCOM: OIL) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu thuần 23.288 tỷ đồng, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng 102,4% lên 22.244 tỷ đồng kéo theo biên lãi gộp giảm từ 6,6% về 4,5%.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty đạt 113,1 tỷ đồng, tăng 33,7% do lãi tiền gửi ngân hàng và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng. Chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng 33,7%, 48% và 21%.

Kết quả, PV Oil đã ghi nhận 282,9 tỷ đồng lãi sau sau thuế, tăng 48,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 54,4% lên 218,6 tỷ đồng. EPS cũng tăng từ 137 đồng lên 211 đồng. 

Cập nhật quý 4/2021: lãi trước thuế 269 tỷ đồng, tăng 49%

Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV OIL - Mã: OIL) cho biết doanh thu hợp nhất năm 2021 ước đạt 55.000 tỷ đồng, hoàn thành 98,7% kế hoạch năm và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 884 tỷ đồng, vượt 121% mục tiêu năm trong khi năm 2020 lỗ gần 111 tỷ đồng.

Doanh thu công ty mẹ ước đạt 32.522 tỷ đồng, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt 20,5% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế công ty mẹ khoảng 754 tỷ đồng, hoàn thành 251% chỉ tiêu năm; công ty con ước đạt 160 tỷ đồng, vượt 1% mục tiêu năm.

Tính riêng quý IV, doanh thu hợp nhất của PV OIL ước đạt 17.191 tỷ đồng, lãi trước thuế 269 tỷ đồng; tăng lần lượt 89% và gần 49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù sức tiêu thụ của thị trường sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 nhưng tổng sản lượng kinh doanh của PVOIL vẫn đạt 97,5% kế hoạch năm; lợi nhuận hợp nhất toàn tổng công ty đạt mức cao kỷ lục, vượt 2,4 lần so với kế hoạch năm.

Một yếu tố giúp PV OIL báo lãi kỷ lục bất chấp tác động của dịch bệnh là giá dầu tăng mạnh trong năm 2021.

Cập nhật quý 3/2021: Lợi nhuận tăng 17%, đạt 573 tỷ

Tổng công ty Dầu Việt Nam - PV Oil (mã chứng khoán OIL) vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu đạt 12.616 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp nhờ đó tăng 17%, lên mức 573 tỷ đồng.

Theo lý giải từ lãnh đạo doanh nghiệp, bất chấp diễn biến dịch bệnh phức tạp trong quý III, sản lượng tiêu thụ vẫn tăng 19%. Quý III năm nay, giá dầu Brent bình quân đạt 73,51 USD/thùng, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước, giúp lợi nhuận cải thiện đáng kể.

Trong 3 tháng gần nhất, chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng 17% lên 54 tỷ đồng, trong đó 42 tỷ là chi phí lãi vay; chi phí bán hàng cũng tăng 3% lên 396 tỷ. Tuy nhiên, chi phí quản lý lại giảm mạnh từ 220 tỷ đồng xuống 168 tỷ.

Kết quả trên cùng với khoản lợi nhuận khác tăng thêm 6 tỷ đồng giúp PV Oil thu về 80 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao gấp 74 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp của PV Oil ghi nhận đạt 57 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 17 tỷ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 thị trường trong nước ghi nhận 37.809 tỷ đồng doanh thu, thấp hơn 8% so với năm liền trước. Nhờ giảm được giá vốn hàng bán, cũng như tiết chế lại các khoản phải chi giúp doanh nghiệp lãi trước thuế tới 615 tỷ đồng, trong khi 9 tháng đầu năm ngoái lỗ trên 305 tỷ.

Nếu so sánh với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm, đơn vị thực hiện được 68% mục tiêu doanh thu và vượt 53% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của PV Oil là 25.907 tỷ đồng, tăng 17% so với hồi đầu năm. Khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp ghi nhận 2.891 tỷ đồng, đầu tư ngắn hạn 7.229 tỷ đồng.

Khoản phải thu ngắn hạn khác tăng 28% lên 4.214 tỷ đồng, do phát sinh thêm tiền thu hộ, trả hộ tiền dầu thô xuất khẩu ủy thác. Hàng tồn kho cũng tăng từ 2.518 tỷ đồng lên 4.215 tỷ.

Nợ phải trả của PV Oil ở mức 14.843 tỷ đồng, tương ứng 57% nguồn vốn. Tổng nợ vay đạt gần 5.500 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn (5.394 tỷ đồng). Hiện tại, PV OIL vẫn lỗ lũy kế 503 tỷ đồng, nhưng mức này giảm mạnh so với con số âm 899 tỷ đầu năm.

 

Cập nhật quý 2/2021: lãi sau thuế gần 272 tỷ đồng, tăng 45%

Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (UpCOM: OIL) đã công bố BCTC quý 2/2021 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt 13.421 tỷ đồng tăng 15% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán tăng cao hơn mức tăng của doanh thu nên OIL lãi gộp đạt 827,5 tỷ đồng, tăng 8,5% so với quý 2/2020.

Đáng chú ý hoạt động liên doanh liên kết ghi lãi 33 tỷ đồng tăng mạnh so với con số chưa đến nửa tỷ đồng, hoạt động khác có lãi 3,4 tỷ đồng thay vì lỗ gần 34 tỷ đồng. 

Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí OIL lãi sau thuế gần 272 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ. LNST công ty mẹ đạt gần 218 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 211 đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, OIL đạt 25.188 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 14% so với cùng kỳ. LNST đạt 463 tỷ đồng trong đó LNST công ty mẹ đạt 359 tỷ đồng khả quan hơn rất nhiều khoản lỗ 241 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái.

Cập nhật quý 1/2021: lợi nhuận sau thuế đạt 190,6 tỷ đồng

Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (Mã chứng khoán: OIL - UPCoM) công bố báo cáo tài chính quý I/2021.
PV Oil (OIL) báo lãi 190,6 tỷ đồng trong quý I/2021

Theo đó, trong quý I/2021, PV Oil ghi nhận doanh thu đạt 11.767,8 tỷ đồng, giảm 33,5% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 190,6 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 537,7 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 0,4% lên 6,6%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 1.115,1% so với cùng kỳ lên 778,9 tỷ đồng; lợi nhuận tài chính tăng 57,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng 20,7 tỷ đồng lên 56,8 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết là 8,3 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 15,1 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14,4% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 26,8 tỷ đồng lên 212,5 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Tổng quan về Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (Mã OIL)

Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), được thành lập theo Quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty Thương mại dầu khí (Petechim), Công ty Chế biến và Kinh doanh phân phối sản phẩm dầu mỏ (PDC). PVOIL chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/08/2018.
 

pv-oil-history-1618850001.png

 

 

Thoái vốn khỏi Petec

OIL hiện đang sở hữu 95% cổ phần Petec (công ty phân phối xăng dầu sở hữu 1 cảng tại Vũng Tàu). Petec đã ghi nhận lỗ trong các năm qua do công suất nhà kho của Petec trùng lắp với hệ thống nhà kho của OIL, dẫn đến không tận dụng hết công suất kho chứa của OIL.

OIL đã trình kế hoạch để chốt phương án cổ phần hóa và chờ đợi phê duyệt từ Chính phủ. Theo OIL, đề xuất này đã được chuyển sang Bộ Công thương để phê duyệt – thay vì chờ đợi Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh Nghiệp như trước đây – là diễn biến tích cực khi OIL kỳ vọng có thể tăng tốc quá trình này.

Nếu kế hoạch cổ phần hóa được thông qua, OIL có thể thoái vốn toàn bộ khỏi Petec. GAS hiện đang đàm phán với OIL về việc thâu tóm cổ phần của OIL tại Petec để GAS có thể tăng công suất tại trạm LNG Thị Vải.

pv-oil2-1618850001.jpeg

Cửa hàng bán lẻ của Tổng CT Dầu Việt Nam (PV OIL) 

OIL chia sẻ rằng có kế hoạch sẽ mở 200 trạm xăng mới để đạt 800 trạm xăng vào năm 2025, tương ứng với 40 trạm/năm.

Ngoài ra, nhằm tận dung xu hướng xe điện trong tương lại, OIL đang hợp tác với Tổng CT Điện lực Miền Trung (EVNCPC) để thực hiện thí điểm trạm sạc cho ôtô điện tại các trạm xăng của OIL ở Đà Nẵng, nhằm thăm dò nhu cầu thị trường

Công ty Chứng khoán Bản Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.