Đánh giá cổ phiếu GMD (Gemadept): Nam Đình Vũ và Gemalink là động lực tăng trưởng, giá mục tiêu 71.100 đồng/cp

VCBS & Rồng Việt & Agriseco Research

25/12/2023 08:41

Trong trung hạn và dài hạn Gemalink sẽ là động lực quan trọng đến tăng trưởng lợi nhuận của GMD.

gmd-link2-1620105515.jpg

GMD  

Nam Đình Vũ GĐ 3 và Gemalink là động lực tăng trưởng cho GMD

▪ Tác động trong ngắn hạn: ghi nhuận khoản lợi nhuận one-off đột biến trong năm 2023, giúp giảm áp lực về vốn tài trợ cho dự án cảng Gemalink giai đoạn 2. Tại khu vực Hải Phòng, công suất của cảng Nam Đình Vũ GĐ 2 (2 GĐ CS là 1,2 triệu TEU) sẽ thay thế cho cảng Nam Hải Đình Vũ (CS 500.000 TEU) sau thoái vốn như vậy sẽ duy trì công suất của GMD tại cụm cảng Hải Phòng ở mức CSTK 1,2 triệu TEU.

Nam Đình Vũ GĐ 2 được đưa vào khai thác từ 05/2023 kỳ vọng nhanh chóng lấp đầy sản lượng nhờ vào sản lượng từ cảng NHĐV chuyển sang. Kỳ vọng 2025 NĐV sẽ đạt 100% công suất, cụ thể 2023 đạt 79% (0,94 triệu TEU), 2024 đạt 90% (1,085 triệu TEU) và 1,19 triệu TEU trong 2025.

▪ Tác động trong trung và dài hạn. Hàng năm cảng NHĐV đóng góp khoảng 500-600.000 TEU trong tổng sản lượng container thông qua hệ thống cảng của GMD. Hiện nay, tổng CSTK cảng container tại Hải Phòng là 7 triệu TEU (không gồm HITC 1,1 triệu TEU), như vậy sau khi bán đi NHĐV thì GMD có năng lực cảng là 1,2 triệu TEU chiếm khoảng 17%, VSC có CSTK khoảng 2,15 triệu TEU chiếm khoảng 31%.

Đối với Nam Đình Vũ GĐ 3 theo kế hoạch sẽ được đưa vào khai thác trong 2025, khi hoàn thiện sẽ trở thành cảng có qui mô lớn nhất tại miền Bắc (Hải Phòng). Theo số liệu của VPA, ước tính hiệu suất sử dụng các cảng tại Hải Phòng trong 8T.2023 thì cảng Nam Đình Vũ có hiệu suất sử dụng khá tốt 91% cao hơn nhiều so với mức 49% của năm ngoái.

Vị thế tại cảng thay đổi sau thương vụ bán cảng Nam Hải Đình Vũ của GMD. Nếu không tính cảng nước sâu tại Lạch Huyện thì sau khi mua cảng Nam Hải Đình Vũ của GMD, VSC sẽ trở thành doanh nghiệp có thị phần lớn nhất cụm cảng Hải phòng (tính theo công suất thiết kế), ước tính khoảng 28%, theo sau là CTCP Cảng Hải Phòng (PHP) với 25%, trong khi đó thị phần của GMD dự kiến sụt giảm từ mức 18% trong năm 2022 xuống còn khoảng 13% sau thương vụ.

Nếu ước tính cả cụm cảng Hải Phòng, thì sau giao dịch trên, vị thế các bên theo CSTK gồm: (1) VIMC 2,6 triệu TEU, (2) VSC 1,65 triệu TEU; (3) là Tân Cảng Sài Gòn 1,5 triệu TEU và thứ 4 là GMD với 1,4 triệu TEU.

• Về dài hạn: cảng Gemalink hiện đang hoàn thành các thủ tục liên quan xin cấp phép mở rộng quy mô, kéo dài cầu tàu lên 1.5km, thu xếp vốn để triển khai xây dựng, sẵn sàng đưa giai đoạn 2 vào khai thác từ 2024 & 2025. Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 khoảng 300 triệu USD.

Cập nhật tiến độ cảng Gemalink giai đoạn 2. Cảng Gemalink đang hoàn thiện các thủ tục liên quan, thu xếp vốn để triển khai xây dựng, sẵn sàng đưa giai đoạn 2 để đưa vào khai thác trong giai đoạn năm 2024- 2025. Sau khi hoàn thành cả 2 giai đoạn, công suất của cảng được nâng lên mức gần 3 triệu TEU, tương ứng thị phần đạt khoảng 30-35%. Bên cạnh đó, trong dài hạn, chúng tôi kỳ vọng quy hoạch của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải trở thành cảng trung chuyển quốc tế sẽ giúp Gemalink gia tăng lợi thế vượt trội về công suất và kích cỡ tàu trong khu vực.

Trong trung hạn và dài hạn Gemalink sẽ là động lực quan trọng đến tăng trưởng lợi nhuận của GMD. Với việc sửa đổi TT54/2018 các cảng nước sâu tại CM-TV, trong đó có Gemalink sẽ được hưởng lợi từ thay đổi chính sách này.

Kỳ vọng Gemalink đạt gần 1,4 triệu TEU 2023, 1,95 triệu TEU trong 2024. Dự thảo sửa đổi TT54/2018 được thông qua sẽ tích cực cho các cảng biển nước sâu như CM-TV và Lạch Huyện.

Dự phóng DTT 2023 đạt 4.327 tỷ (+11.0% yoy), LNST CT mẹ đạt 2.399 tỷ (141% yoy).

Khuyến nghị mức giá mục tiêu đạt 71.100 đồng/cp với phương pháp tổng các thành phần

VCBS sử dụng phương pháp định giá từng phần cho cổ phiếu GMD bao gồm: (1) hoạt động cốt lõi của GMD, (2) các công ty liên doanh liên kết, (3) các tài sản không thuộc hoạt động cốt lõi. Giá mục tiêu của GMD là 71.000 đồng/cp.

Các giả định cho năm sau gồm: • Cảng Nam Đình Vũ 2 đi vào hoạt động và sẽ đạt hiệu suất sử dụng 79% trong 2023, 90% trong 2024 và gần full công suất trong 2025. Gemalink giai đoạn 2 sẽ đưa vào khai thác từ cuối 2024 và đóng góp cho GMD từ 2024, 2025 trở đi, chúng tôi ước tính Gemalink GĐ 1 đạt hiệu suất 93% (2023) gần 1,4 triệu TEU, và đến 2024 đạt 1,95 triệu TEU.

3/10/2022 - Đánh giá cổ phiếu GMD: Rồng Việt khuyến nghị MUA  

Giá cổ phiếu sẽ khó có diễn biến tốt trong ngắn hạn khi GMD sẽ đối mặt khó khăn ngắn hạn của thương mại toàn cầu do lạm phát cao ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam.

Trong Q2 2022, công ty ghi nhận doanh thu/LNST đạt 978/288 tỷ đồng (+30%/+103% YoY). Mặc dù sản lượng trong quý giảm 2% QoQ/-20% YoY (không tính cảng Gemalink), biên lợi nhuận gộp của công ty tăng 456 bps QoQ/211 bps YoY lên 45% nhờ quản lý chi phí tốt hơn.

Về cảng Gemalink, thông lượng đạt 330.000 TEU trong Q2/2022, tăng gần gấp đôi so với năm 2021 (Hình 1). Tuy nhiên, LNST thấp hơn trong Q1 do chi phí tài chính (VND giảm giá và lãi suất tăng). Trong khi đó, các cảng biển ở Hải Phòng mất sức cạnh tranh kể từ khi HITC hoàn thành việc nạo vét, dẫn đến sản lượng giảm nhẹ (Hình 2).

Khó khăn trong ngắn hạn

Phù hợp với dự phóng của chúng tôi trong Báo cáo Triển vọng ngành 6 tháng cuối năm 2022, trong đầu Q3/2022, tổng thông lượng hàng hóa đã phản ánh sự giảm nhiệt của hoạt động thương mại tại Việt Nam. Trong 8T2022, Hải Phòng là động lực tăng trưởng hoạt động +10% YoY trong khi Vũng Tàu và HCM chỉ tăng 1% YoY.

Cảng Nam Đình Vũ khó đạt được tỷ lệ khai thác cao hơn so với năm 2021. Trong 8T2022, sản lượng hàng hóa của GMD tại Hải Phòng đã tăng 5% YoY. Trong tháng 7 và tháng 8, thông lượng hàng hóa trong khu vực đạt 168 nghìn TEU, +5% theo năm.

Trong đó cảng Nam Đình Vũ đã hoàn thành 47% công suất, tương đối thấp hơn so với năm 2021 do HICT,  sau khi hoàn thành nạo vét cầu cảng, đã cải thiện đáng kể về hoạt động và tăng áp lực cạnh tranh cho nhóm cảng phía trong sông Bạch Đằng. Theo ước tính, cảng Nam Đình Vũ sẽ đạt công suất lắp đầy khoảng 75% vào năm 2022, đi ngang so với năm ngoái về mặt sản lượng.

Trong khi đó, cảng Gemalink có tốc độ vượt trội so với các cảng khác tại khu vực Cái Mép-Thị Vải. Trong 3Q2022, sản lượng hàng hóa ước tính sẽ tăng 11% YoY, đạt khoảng 300.000 TEU. Dự phóng cảng Gemalink sẽ đạt tỷ lệ khai thác 87% trong năm 2022.

Củng cố nền tảng cho giai đoạn 2023-2025

Nằm ở khu vực Cái Mép-Thị Vải có nhiều tiềm năng phát triển thành cửa ngõ giao thương quốc tế chính, Gemalink Terminal có nhiều động lực phát triển. Theo đó, GMD đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất lên 3 triệu TEU và đưa vào hoạt động từ năm 2024.

Ngoài ra, còn được cố bởi các đối tác chiến lược, chúng tôi tin rằng cụm cảng Gemalink sẽ trở thành động lực tăng trưởng trong những năm tới. Công ty có kế hoạch bắt đầu giai đoạn 2 Gemalink vào cuối năm nay, tuy nhiên, chúng ta cần chờ đợi tiến độ xin giấy phép xây dựng.

Về cụm cảng Hải Phòng, cảng Nam Đình Vũ vẫn đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ cảng nước sâu HICT. Tuy nhiên, nhằm hưởng lợi sự tăng trưởng thuần tại Hải Phòng, GMD có kế hoạch đưa giai đoạn 2A và 2B vào hoạt động lần lượt từ năm 2023 và 2025, +125% so với công suất hiện tại.

Rồng Việt cho rằng giá cổ phiếu sẽ khó có diễn biến tốt trong ngắn hạn khi GMD sẽ đối mặt khó khăn ngắn hạn của thương mại toàn cầu giảm do lạm phát cao ở các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có triển vọng dài hạn tươi sáng đến từ giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ và Gemalink.

Do đó, Rồng Việt khuyến nghị MUA cổ phiếu GMD. Giá mục tiêu mới nhất là 61.100 đồng.

16/6/2021 - Đánh giá cổ phiếu GMD: Những biến động mới tích cực

Vừa qua GMD nói riêng và ngành cảng biển nói chung có nhiều thông tin đáng chú ý, cần được cập nhật.

Theo tài liệu ĐHCĐ năm 2021, GMD đặt kế hoạch trong trường hợp tích cực sẽ ghi nhận mức doanh thu 2.800 tỷ đồng (+7% YoY) và LNTT 513 tỷ đồng (+37% YoY). Kế hoạch này đã phản ánh kỳ vọng việc cảng Gemalink sẽ ghi nhận lãi ngay trong năm đầu tiên hoạt động, ước khoảng 70 tỷ đồng.

Ngoài ra GMD cũng trình ĐHCĐ chia cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 12%, đẩy nhanh tiến độ đầu tư bổ sung công suất của một số nhà cảng hiện tại.

Thông tin từ Cục hàng hải Việt Nam, sản lượng hàng hóa cập cảng tháng 4, 5 tại khu vực mà GMD đang khai thác chính là Hải Phòng và Cái Mép – Thị Vải (Vũng Tàu) lần lượt đạt 588 nghìn TEUs (+16% YoY) và 1.156 nghìn TEUs (+31% YoY). Đây là tín hiệu rất tích cực, đặc biệt trong bối cảnh đây là năm đầu tiên cảng Gemalink đi vào hoạt động.

Việc sản lượng khu vực Cái Mép – Thị Vải có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ giúp dự án cảng nước sâu này sớm lấp đầy được công suất và bắt đầu đóng góp vào lợi nhuận của GMD.

Hiệp hội đại lý môi giới Hàng hải Việt Nam vừa qua đã gửi đề xuất tới Bộ GT-VT và UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc điều chỉnh tăng biểu giá này lên 20% kể từ ngày 01/07 tới và tăng 10% mỗi năm tới khi đạt được trên 80% mức giá cảng biển trong khu vực. Nếu thành hiện thực, mức giá khai thác mới sẽ là động lực lớn giúp GMD cải thiện KQKD và đẩy nhanh tiến độ triển khai giai đoạn 2 của dự án cảng nước sâu Gemalink.

KHUYẾN NGHỊ

Tốc độ tăng trưởng nhanh hàng hóa cập cảng tại 2 khu vực trọng điểm Hải Phòng và Cái Mép – Thị Vải là động lực để GMD có thể ghi nhận KQKD tích cực trong Quý II và các Quý tới.

Agriseco Research đánh giá kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đề ra của GMD trong năm 2021 là hoàn toàn khả thi.

Agriseco nâng mức giá mục tiêu với cổ phiếu GMD lên 50.000 đ/cp (upside 20%) nhằm phản ánh việc cảng nước sâu Gemalink hoạt động đúng tiến độ kỳ vọng và kiến nghị nâng mức giá dịch vụ toàn khu vực thành hiện thực. Tỷ lệ cắt lỗ 10%.

Gemadept (Mã GMD)

Gemadept được thành lập vào năm 1990, tiên phong cùng đất nước khởi nghiệp và trở thành một trong ba công ty đầu tiên được chính phủ chọn thí điểm cổ phần hoá vào năm 1993. Từ năm 2002, Gemadept chính thức được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trải qua hành trình phát triển suốt 3 thập kỷ, tự hào là doanh nghiệp đi đầu, mở ra những con đường kết nối hàng hóa Việt Nam ra với thế giới. Gemadept, kiên định, mạnh mẽ vươn lên trong vai trò nhà khai thác Cảng và Logistics hàng đầu cả nước.

Ngày nay, nói đến Gemadept là nói đến mạng lưới Cảng và Logistics quy mô, hiện đại bậc nhất tọa lạc tại những vị trí huyết mạch của nhiều tỉnh thành trong cả nước và vươn sang các quốc gia trong khu vực. Càng tự hào hơn khi nói đến Gemadept là nói đến người bạn đồng hành đáng tin cậy hàng nghìn khách hàng, đối tác trong và ngoài nước đã tin tưởng, ủng hộ Gemadept trong suốt những năm qua.   

Với quy mô hàng chục công ty con và công ty liên doanh liên kết, đặc biệt với những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, Gemadept nhiều năm liền được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 1000 doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách quốc gia, Top doanh nghiệp Logistics hàng đầu Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes bình chọn, v.v…

Vững vàng tiến vào kỷ nguyên phát triển mới, Gemadept tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu, nâng cao năng lực cốt lõi; tăng cường đội ngũ CBCNV vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ và đầy nhiệt huyết; đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới, quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, đồng thời mang đến những giá trị vượt trội cho khách hàng, đối tác, cổ đông… Song song đó, Công ty luôn chú trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chăm lo đời sống CBCNV, đóng góp vào ngân sách quốc gia, thực hiện các công tác xã hội, từ thiện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, v.v… chung tay xây dựng đất nước Việt Nam phát triển thịnh vượng và bền vững.

 

VCBS & Rồng Việt & Agriseco Research
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.