Nghị quyết 01 của Chính phủ: yêu cầu ngân hàng giảm chi phí, hạ tiếp lãi suất cho vay

HỒNG MƠ

08/01/2024 14:43

Chính phủ khuyến khích các ngân hàng giảm chi phí, thủ tục và hạ lãi suất cho vay để người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ hơn, sớm chấm dứt "tín dụng đen". Nội dung trên được nêu tại Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, được Chính phủ ban hành ngày 8/1.

 

money-bank-1622804044.jpeg
Nghị quyết 01 của Chính phủ: yêu cầu ngân hàng giảm chi phí, hạ tiếp lãi suất cho vay

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất năm 2023 đã giảm khoảng 2% so với một năm trước đó. Cơ quan quản lý cho hay mặt bằng lãi suất đã giảm về thấp hơn mức trước 2020 - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Tuy nhiên, người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay vẫn khó khăn. Đến hết 2023, tín dụng tăng 13,71% so với 2022 (mục tiêu là tăng 14-15%), tương đương 13,5 triệu tỷ đồng.

Vì thế, một trong những nhiệm vụ được Chính phủ nêu tại Nghị quyết 01 là yêu cầu ngành ngân hàng có các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp. Các ngân hàng được khuyến khích giảm chi phí, thủ tục và hạ lãi suất cho vay.

Nguồn tín dụng phù hợp, theo Chính phủ, sẽ đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, hạn chế và sớm chấm dứt tình trạng tín dụng đen. Việc này cũng đảm bảo mục tiêu "thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát".

Các giải pháp này sẽ được thực hiện đồng bộ trong điều hành chính sách tiền tệ, hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh và kiểm soát với lĩnh vực rủi ro.

Tín dụng đen phát triển chủ yếu do doanh nghiệp, người dân khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Mới đây, công an tỉnh Nghệ An phá thành công chuyên án cho vay gần 20 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay cao nhất 2.400% một năm. Trước đó, Công an TP HCM cũng xóa sổ đường dây tín dụng đen lãi suất lên đến 550% mỗi năm. Đây chỉ là 2 trong số hàng nghìn vụ liên quan tới tín dụng đen được ngành công an phát hiện.

2024 là năm "tăng tốc, bứt phá" để đạt mục tiêu trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Ngoài vốn, Chính phủ cho biết các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất tiếp tục được nghiên cứu để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Cơ quan điều hành tăng xúc tiến thương mại, đa dạng thị trường xuất khẩu, cũng như đảm bảo an ninh năng lượng, cung ứng đủ điện, xăng dầu cho tiêu dùng, sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, giảm thủ tục hành chính, quy định kinh doanh. Giải pháp tháo gỡ vướng mắc thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quyền sử dụng đất, bất động sản, năng lượng sẽ được cấp có thẩm quyền ban hành trong năm nay.

Riêng với thị trường bất động sản, cơ quan điều hành sẽ nghiên cứu cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài, hạn chế lệch pha cung - cầu. Chính phủ đặt mục tiêu sẽ hoàn thành khoảng 130.000 căn nhà theo Đề án một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Cùng đó, Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội ban hành năm nay, được kỳ vọng xử lý nhiều điểm nghẽn của thị trường này.

Chính phủ cũng quản lý nguồn thu chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên 5% để dành nguồn cho cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Năm ngoái, giải ngân đầu tư công ước đạt 676.000 tỷ đồng, tương đương 95% kế hoạch vốn Thủ tướng giao. Kế hoạch giải ngân tương đương năm 2023 cũng được Chính phủ đặt ra năm nay để thúc đẩy động lực tăng trưởng kinh tế. Những dự án không cần thiết sẽ bị loại bỏ, điều chuyển vốn sang nơi có khả năng giải ngân, không để lãng phí, kém hiệu quả. Hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư công được yêu cầu xử lý nghiêm.

Cập nhật ngày 26/5/2023: Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục định hướng giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước vừa có thông tin liên quan tình hình lãi suất huy động - cho vay trên thị trường trong bối cảnh cơ quan này đã có lần thứ 3 liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất điều hành từ đầu năm.

Cụ thể, cơ quan quản lý tiền tệ cho biết quyết định giảm lãi suất điều hành mới nhất được đưa ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi thiếu chắc chắn; lạm phát đã qua đỉnh nhưng giảm chậm; rủi ro hệ thống ngân hàng phát sinh tại một số quốc gia lớn và nguy cơ suy thoái kinh tế khiến nhiều ngân hàng trung ương điều chỉnh chậm lại đà tăng lãi suất. Cùng với đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phát tín hiệu có thể dừng tăng lãi suất sau lần điều chỉnh ngày 2/5 vừa qua.

Trong nước, NHNN cho biết trong 4 tháng đầu năm, một số chỉ tiêu đại diện cho tăng trưởng kinh tế đã tăng thấp hơn cùng kỳ với lý do chính là tổng cầu yếu và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Đồng thời, lạm phát có dấu hiệu qua đỉnh và giá xăng dầu, nguyên vật liệu trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới.

Trong khi đó, thị trường tiền tệ đã ghi nhận dấu hiệu ổn định, thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào và có dư thừa, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế. Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

“Các giải pháp điều hành linh hoạt thanh khoản của NHNN đã góp phần bình ổn mặt bằng lãi suất thị trường, hỗ trợ tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và cho vay đối với nền kinh tế”, NHNN cho biết.

Trong bối cảnh trên, để giảm thêm lãi suất cho vay và thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 0,5-1,5 điểm %.

Trong tháng 5, các tổ chức tín dụng đã và đang đưa ra các biện pháp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.

Đồng thời, việc giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng cũng hỗ trợ các ngân hàng giảm chi phí đầu vào, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến trong nước và quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để có phương án điều hành phù hợp. Trong đó, sẽ tiếp tục có giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay.

Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Khi bạn vay ngân hàng, số tiền vay sẽ được ngân hàng áp dụng một mức lãi suất nhất định. Đó chính là lãi suất vay ngân hàng. Từ số tiền cho vay ban đầu cộng với mức lãi suất (thường tính theo năm), ngân hàng sẽ tính được số tiền mà khách hàng phải trả hàng tháng.

Nhờ lãi suất, ngân hàng có thể tính ra số tiền bạn cần trả hàng tháng sau khi vay.

Vay tín chấp và vay thế chấp là hai hình thức vay phổ biến hiện nay. Mỗi hình thức sẽ có lãi suất và cách tính lãi khác nhau.

Lãi suất vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh. Ngân hàng sẽ xem xét uy tín của cá nhân người vay và năng lực trả nợ của người đó để quyết định hạn mức và thời gian vay. Hình thức này thường phù hợp với cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống như cưới hỏi, du lịch, mua sắm các món đồ có giá trị nhỏ và vừa,...

Nếu có ưu đãi, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức tín chấp thường rơi vào khoảng 10 - 16%. Khi hết ưu đãi, các ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất từ 16 - 25%/năm.

Lãi vay ngân hàng theo hình thức tín chấp thường cố định trong khoảng thời gian vay vốn. Với hình thức này, tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ giảm dần, nghĩa là tính trên số tiền thực tế người vay còn nợ sau khi đã trừ đi phần gốc đã trả trước đó.

Với phương thức tính lãi trên, bạn có thể trả hết nợ trong thời gian ngắn nhất. Bởi vậy, tính lãi vay dựa trên dư nợ giảm dần đang là xu hướng trong cách tính lãi suất trả góp.

Tiền lãi khi vay tín chấp thường được tính theo dư nợ giảm dần.

Lãi suất vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay tiền có tài sản đảm bảo mà trong thời gian vay, khách hàng phải còn quyền sở hữu với tài sản đó. Lãi vay ngân hàng thế chấp sẽ không thay đổi trong thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường.

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng 1 năm theo hình thức thế chấp dao động từ 10-16%. Tuy nhiên, hình thức vay này thường phù hợp với các gói vay mua trả góp xe hơi, nhà ở, du học,... cùng khoản tiền vay lớn, có thể lên tới hàng tỷ đồng. Do đó, các ngân hàng thường tung ưu đãi để đưa lãi suất áp dụng trong thời gian đầu vay thế chấp về mức thấp, khoảng từ 6%/năm trở lên.

Vay thế chấp là hình thức vay cần phải có tài sản đảm bảo như bất động sản, xe hơi,...

Các loại lãi suất vay

Hiện nay, lãi suất vay ngân hàng được chia thành 3 loại gồm lãi suất cố định, thả nổi và hỗn hợp. Mỗi sản phẩm tín dụng sẽ áp dụng một loại lãi suất khác nhau.

Lãi suất cố định

Hiểu đơn giản, lãi suất cố định là mức lãi được giữ nguyên cho đến khi kết thúc thời gian vay vốn. Loại lãi này thường áp dụng cho các khoản vay ngắn hạn.

Ví dụ: Lãi suất vay vốn trong hợp đồng tín dụng là 8%, cố định trong 1 năm thì trong khoảng thời gian đó, dù lãi suất thị trường tăng hay giảm thì mức lãi suất cho vay vẫn giữ nguyên 8%, không thay đổi.

Ưu điểm: Do lãi suất không đổi trong suốt thời gian vay vốn nên khách hàng có thể tính trước được tất cả các khoản chi phí liên quan đến khoản vay. Chi phí tiền lãi giữ nguyên ngay cả khi lãi suất thị trường tăng lên.

Nhược điểm: Bất lợi duy nhất của các khoản vay áp dụng lãi suất cố định đó là khi lãi suất thị trường giảm thì lãi suất vay sẽ không được giảm mà vẫn giữ nguyên.

Lãi suất cố định sẽ luôn được giữ nguyên dù lãi suất thị trường tăng hay giảm.

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi được hiểu là loại lãi bị điều chỉnh, thay đổi theo thời gian, áp dụng cho tất cả các khoản vay. Thông thường, lãi suất thả nổi được tính dựa trên lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng hoặc 24 tháng cộng với biên độ lãi suất

Ví dụ: Giả sử với kỳ hạn vay 1 năm, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 6%, biên độ lãi suất ngân hàng đưa ra là 3,5% thì lãi suất vay thả nổi là 9,5%.

Ưu điểm: Lãi suất thả nổi sẽ tăng giảm theo thị trường. Khi lãi suất thị trường giảm thì thường lãi suất vay của khách hàng cũng được điều chỉnh giảm.

Nhược điểm: Khách hàng khó dự tính được chi phí vay do lãi suất thường xuyên thay đổi. Đặc biệt khi lãi suất thị trường tăng thì chi phí lãi vay sẽ tăng cao, bất lợi cho khách hàng.


Lãi suất thả nổi sẽ biến động phụ thuộc vào sự tăng giảm của lãi suất thị trường.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất kết hợp giữa cố định và thả nổi, được áp dụng cho các khoản vay trung hoặc dài hạn theo gói ưu đãi của mỗi ngân hàng.

Ví dụ: Ngân hàng áp dụng lãi suất 8% cho khoản vay mua ô tô trong 1 năm (12 tháng) đầu. Từ tháng 13, lãi suất có thể sẽ được thả nổi theo công thức lãi suất vay = lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3% (biên độ lãi suất). Giả sử lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng là 7,5% thì lãi suất vay kể từ tháng 13 trở đi = 7,5% + 3% = 10,5%.

Ưu điểm: Lãi suất cố định ban đầu thường là mức lãi suất ưu đãi, giúp khách hàng giảm chi phí lãi vay trong thời gian vốn gốc còn cao.

Nhược điểm: Sau thời gian ưu đãi lãi suất sẽ được thả nổi. Lúc này khi lãi suất thị trường tăng thì đồng nghĩa với mức lãi suất khách hàng phải chịu cũng sẽ tăng cao hơn.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.