Định giá cổ phiếu TCB (Techcombank): Rồng Việt khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 28.000 đồng/cp

Rồng Việt & VNDirect & KIS

16/07/2024 21:20

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) là ngân hàng tư nhân đáng để đầu tư dài hạn nhờ các lợi thế cạnh tranh bền vững.

tcb1-1615446749.jpg

Thu nhập ngoài lãi của TCB vượt xa các ngân hàng đồng hạng

Q2/24, ước tính LNTT hợp nhất của TCB tăng 24% YoY lên 7,0 nghìn tỷ đồng với các giả định chính như sau:

Thu nhập lãi thuần ước đạt 8,8 nghìn tỷ đồng, tăng 40% YoY. Trong đó: Tăng trưởng tín dụng (TTTD) hợp nhất ước đạt khoảng 12,3% (Q1-2024: 7,1%), dựa trên kỳ vọng  TTTD tại Ngân hàng mẹ là khoảng 9% YTD và TTTD tại TCBS là lớn hơn 50%.

Trong khi nhu cầu vốn của các khách hàng doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, vốn đang sở hữu nhiều dự án đang trong quá trình xây dựng và bán hàng, giúp duy trì mức TTTD vượt trôi so với ngành của Ngân hàng mẹ, hoạt động bảo lãnh phát hành cho các lô trái phiếu của VHM là nhân tố chính cho tăng trưởng danh mục trái phiếu đầu tư của TCBS, bên cạnh tăng trưởng tích cực của hoạt động cho vay ký quỹ.

NIM (theo quý) kỳ vọng đạt 4,3%. So với cùng kỳ, mức tăng của NIM Q2/24 là khá đáng kể (+40 bps YoY) do Q2/23 là thời điểm NIM của TCB giảm về mức đáy của năm khi chịu ảnh hưởng lớn từ (1) diễn biến tăng nhanh của chi phí vốn và (2) chương trình hỗ trợ lãi suất cho các khách hàng là các CĐT BĐS lớn - chính sách “giá linh hoạt” - trong giai đoạn khó khăn của thị trường BĐS.

Mặc dù vậy, NIM Q2/24 có thể sẽ giảm nhẹ so với quý trước do ảnh hưởng của việc lãi suất huy động tăng nhanh trong Q2/24 (lãi suất tiết kiệm các kỳ hạn 3T/6T/12T tại thời điểm cuối Q2/24 đã tăng 80 bps/70 bps/40 bps so với cuối Q1/24) trong khi lãi suất cho vay có độ trễ trung bình gần 1 quý về tái định giá.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ dự báo tăng trưởng 24% YoY. Tăng trưởng của phí IB (trong đó có các thương vụ bảo lãnh phát hành và phân phối cho 4 lô trái phiếu của VHM phát hành trong Q2/24) và các dịch vụ LC, tiền mặt và thanh toán là các động lực chính cho TN phí.

Giả định tỷ lệ CP tín dụng tương đương Q1-2024, đưa CP dự phòng lên mức đạt khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng (+110% YoY). Chúng tôi cho rằng TCB sẽ tiếp tục chủ động tăng trích lập dự phòng trong các quý tới nhằm cải thiện bộ đệm dự phòng, vốn đã giảm mạnh trong năm 2023.

Định giá và khuyến nghị

TCB sẽ ghi nhận tăng trưởng Tổng TN hoạt động tích cực hơn so với toàn ngành trong năm 2024 nhờ tăng trưởng đồng đều từ các cấu phần TN lãi thuần, với tín dụng vượt trội và NIM phục hồi nhẹ so với năm 2023, cũng như các nguồn TN ngoài lãi.

Trong khi cho năm 2025, chúng tôi kỳ vọng việc thu hồi các khoản hỗ trợ lãi suất trong chương trình chính sách giá linh hoạt sẽ là động lực tăng trưởng đáng chú ý giúp ngân hàng này cải thiện đáng kể NIM và triển vọng tăng trưởng lợi nhuận.

Điều này giúp TCB có nhiều dư địa hơn để tái củng cố bộ đệm dự phòng, cải thiện chất lượng tài sản và nâng cao đáng kể mức ROE trong tương lai, hỗ trợ quá trình tái định giá P/B tại TCB.

Đối với định giá, Rồng Việt sử dụng hai phương pháp Thu nhập thặng dư và P/B với tỷ trọng cân bằng để định giá TCB. Đối với phương pháp P/B,  áp dụng hệ số mục tiêu là 1,3x (P/B hiện tại 1,2x), tương đương với mức bình quân 5 năm.

Mức giá mục tiêu hiện tại là 28,000 đồng, Rồng Việt duy trì khuyến nghị MUA đối với TCB.

Thành viên cập nhật ngày 17/1/2023: hạ giá mục tiêu xuống còn 44.000 đ/cp

VND tiếp tục phải đối mặt với áp lực đồng USD mạnh lên, buộc NHNN phải thực hiện nhiều các biện pháp can thiệp hơn ngoài việc chỉ dựa vào dự trữ USD. Sau khi nới biên độ giao dịch VND (từ 3% lên 5%), NHNN đã thực hiện đợt tăng lãi suất điều hành lần thứ hai liên tiếp thêm 100 điểm cơ bản; và việc tăng lãi suất này sẽ tác động tiêu cực đến NIM của ngân hàng. Bên cạnh đó, rủi ro “đứt gãy thanh khoản” tại các doanh nghiệp sẽ tác động xấu lên chất lượng tài sản của ngân hàng. Nhìn chung, chính sách tiền tệ thắt chặt và những bất ổn vĩ mô sẽ ảnh hưởng lên triển vọng ngành ngân hàng trong năm tới khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, NIM thu hẹp và chi phí tín dụng tăng.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN): sóng gió chưa nguôi

Thị trường TPDN Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều sóng gió do ảnh hưởng từ chuỗi điều tra các sai phạm và Nghị định 65 (Nghị định 153 sửa đổi). Hiện nay, nhà đầu tư đang mất niềm tin vào sự minh bạch của các tổ chức phát hành TPDN, khi nhiều trường hợp phát hành sai qui định/sai mục đích bị phát hiện và nhiều lãnh đạo cấp cao bị bắt giữ. TCB vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực do TCB là ngân hàng nắm giữ nhiều TPDN trong danh mục tín dụng (chiếm khoảng 10% và 33% thu nhập từ phí đến từ bảo lãnh và phân phối trái phiếu).

Giá mục tiêu thấp hơn là 44.000 đ/cp

Kỳ vọng LN ròng trong 2023-24 của TCB sẽ chỉ tăng 12-14%, VNDirect hạ P/B mục tiêu xuống 1,1 lần từ 2,0 lần để phản ánh những khó khăn của ngành.

Cùng với tỷ trọng 50% của phương pháp thu nhập thặng dư (COE: 15,3%, LTG: 3%), VNDirect đưa ra giá mục tiêu mới là 44.000 đồng/cp (thấp hơn 29% so với giá mục tiêu trước đó).

TCB hiện đang giao dịch ở mức P/B 2023 rất thấp chỉ 0,6 lần, cho thấy rằng rủi ro đã được phản ánh vào giá. Rủi ro giảm giá gồm (i) lãi suất tăng cao hơn dự kiến, (iii) nợ xấu tăng cao hơn dự kiến, (iii) khó khăn trên thị trường bất động sản và TPDN tiếp tục kéo dài

Cập nhật ngày 15/3/2021: vị thế dẫn đầu, triển vọng lạc quan, giá mục tiêu 47.000 đồng/cp

Lợi nhuận ròng 4Q20 của TCB đạt 3.950 tỷ (+30.5% n/n và +28% q/q), vượt ~23% dự phóng của chúng tôi nhờ chi phí dự phòng rủi ro tốt hơn dự kiến khi tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm xuống mức 0.47% (một nửa ước tính của chúng tôi). Nợ tái cơ cấu Covid- 19 tăng 11% q/q lên mức 7.9 nghìn tỷ (~2.9% tổng dư nợ) và tỷ lệ che phủ nợ xấu đạt 171%. Lợi nhuận ròng và tổng thu nhập hoạt động (TOI) cả năm 2020 của TCB đạt lần lượt 12.300 tỷ và 27.000 tỷ, tăng tương ứng 22% n/n và 28% n/n.

Biên lãi ròng (NIM) 4Q20 của TCB đạt 5.63%, giúp tỷ lệ NIM cả năm 2020 đạt 4.9% (tăng 54 đcb n/n). Theo tài liệu IR của TCB, lợi suất trung bình từ hoạt động cho vay khá ổn định trong 3 quý đầu năm và bắt đầu sụt giảm vào quý 4. Tuy nhiên, NIM vẫn được đảm bảo nhờ tỷ lệ CASA cao (ở mức 46%) và lãi suất huy động vốn thấp.

Tín dụng tăng đột phá từ mức 9.2% ytd tại cuối 3Q20 lên 24% ytd thời điểm cuối năm 2020, tăng 5 điểm% n/n và vượt xa 12 điểm% so với mức trung bình ngành. Trong đó, danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng 53% n/n và danh mục cho vay tăng 20% n/n. Sở hữu bộ đệm vốn bền vững (đạt tỷ lệ CAR vào khoảng 14-16%, cao hơn so với mức quy định 8%), TCB thường được cấp room tín dụng tương đối cao (~19-24% mỗi năm).

Cho rằng TCB sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế trên, chúng tôi nâng mức tăng trưởng tín dụng dự phóng lên 2.2-2.4 điểm% so với báo cáo gần nhất, ước đạt ~20% mỗi năm. Tỷ trọng tín dụng bán lẻ giảm từ 40% năm 2019 xuống 34% năm 2020 trong khi tỷ trọng tín dụng bán buôn (bao gồm cho vay và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lớn) tăng 7 điểm% lên mức 50%.

Chúng tôi kỳ vọng hoạt động cho vay mua nhà sẽ phục hồi mạnh mẽ khi các doanh nghiệp bất động sản có kế hoạch tận dụng môi trường lãi suất thấp để thúc đẩy doanh số bán hàng trong năm 2021.

Chúng tôi tin rằng thành công của TCB trong việc thu hút khách hàng bán lẻ và cung cấp các sản phẩm tài chính theo chuỗi giá trị sẽ đóng góp không nhỏ đối với Biên lãi ròng (NIM) và các hoạt động khác của ngân hàng. Từ đó, chúng tôi dự phóng NIM của ngân hàng sẽ đạt trong khoảng từ 5.09-5.2% giai đoạn 2021-2025.

tcb2-1615446749.jfif

Hiện tại, hơn 3,700 nhân viên của TCB sở hữu chứng chỉ banca.

 

Năm 2020, diễn biến tích cực được ghi nhận trên tất cả các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh giúp ngân hàng mẹ và hai công ty con của TCB bao gồm CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) và Quỹ đầu tư Techcom Capital (TCBC) đã gặt hái được những kết quả ấn tượng: tăng trưởng 18% khối lượng TPDN tư vấn, tăng trưởng 32% khối lượng TPDN phân phối, tăng trưởng 36% khối lượng iFund phân phối, và tăng mạnh 57% NAV của TCBF.

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy TCBS đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới từ nửa cuối năm 2020 với chiến dịch khuyến mãi lớn về cho vay ký quỹ. Danh mục cho vay ký quỹ tăng mạnh lên 4.4 nghìn tỷ từ mức 1.5 nghìn tỷ năm 2019 và TCBS đã ghi nhận ~106,000 tài khoản mở mới (~27% toàn ngành) trong năm 2020.

Với kinh nghiệm của ngân hàng trong việc thu hút khách hàng bán lẻ và Tiền gửi không kỳ hạn (CASA), chúng tôi tin rằng những thay đổi này này sẽ thúc đẩy hoạt động ngân hàng đầu tư của TCB trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, phí phát hành trái phiếu đạt 1.1 nghìn tỷ (tăng 7% n/n) trong năm 2020 và được dự phóng sẽ đạt mức tăng trưởng kép CAGR là 19-20% giai đoạn 2021-2025.

Thu nhập ngoài lãi của TCB vượt xa các ngân hàng đồng hạng, đạt 8.3 nghìn tỷ trong năm 2020 (~30% tổng thu nhập hoạt động). Ngoài hoạt động ngân hàng đầu tư, TCB cũng đang tái khởi động hoạt động bancassurance sau giai đoạn chuyển đổi từ mô hình giới thiệu (referral) sang bán hàng trực tiếp (direct).

Hiện tại, hơn 3,700 nhân viên của TCB sở hữu chứng chỉ banca. Nhờ tệp khách hàng bán lẻ có thu nhập khá/cao (affluent), chiến lược số hóa và kết hợp sản phẩm đúng đắn, TCB đã ghi nhận mức tăng trưởng kép CAGR thu nhập ngoài lãi giai đoạn 2015-2020 là 31.2%. Với nguồn ngân sách dồi dào cho việc phát triển công nghệ và các động thái tích cực trong việc phát triển tệp khách hàng cho các sản phẩm quản lý tài sản (wealth management), chúng tôi kỳ vọng thu nhập ngoài lãi của TCB sẽ đạt mức tăng trưởng kép CAGR giai đoạn 2020- 2025 ở mức tối thiểu là 20%.

Điều chỉnh giá mục tiêu tăng lên

Dựa trên các thế mạnh của TCB và nền kinh tế đang hồi phục, chúng tôi điều chỉnh triển vọng kinh doanh giai đoạn 2021-2025 với các giả định tích cực hơn liên quan đến tăng trưởng tín dụng, NIM, chi phí tín dụng và tăng trưởng thu nhập ngoài lãi. ROE (Lợi nhuận trên vốn) có thể cải thiện lên mức ~18-20% so với mức 16-17% trong cập nhật gần nhất của chúng tôi.

Với triển vọng ROE lạc quan hơn và vị thế dẫn đầu trên thị trường vốn, thị trường nợ Việt Nam, sẽ không hợp lý nếu TCB được giao dịch ở mức PB thấp hơn các ngân hàng cùng hạng khác.

Vì vậy, Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam khuyến nghị MUA và nâng mức giá mục tiêu của TCB lên 47,000 đồng (+26% so với cập nhật gần nhất) với P/B (giá/giá trị sổ sách) hợp lý ở mức 1.8x (tương đương ACB).

Cách đây khoảng một tuần, một đơn vị khác là Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng đánh giá TCB là một cổ phiếu tốt để đầu tư trong trung và dài hạn. Đơn vị này khi phân tích cổ phiếu TCB - Techcombank đã xác định Giá mục tiêu 49.000 VND/cp

 

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Techcombank được thành lập năm 1993, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tại thời điểm đó, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách và đã cho thấy những thay đổi kinh tế ngoạn mục, trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP đã tăng gấp hai lần trong thập kỷ trước.

Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ Việt Nam đồng, Techcombank hôm nay đã trở thành ngân hàng lớn hàng đầu về vốn điều lệ. Sự thành công của chúng tôi đến từ chiến lược tập trung giải quyết nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Đến nay, Techcombank đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho hơn 6 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch ngân hàng thông thường mà còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt. Năm 2018, trong số 9 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) lớn nhất cả nước, Techcombank là ngân hàng dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản, và thu nhập hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên.

Techcombank đặt ra tầm nhìn trong tương lai, thành công không chỉ phải là đích đến cuối cùng mà còn là dấu ấn của cả một quá trình chuyển đổi. Năm 2018 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng, khi Techcombank hoàn thành thương vụ IPO lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, và tiến hành niêm yết trên Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh. Sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược đã củng cố thêm vị thế của Techcombank.  

Mục tiêu của Techcombank là trở thành điểm tập trung cho mọi giải pháp tài chính. Với tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank là trở thành ngân hàng số 1 của Việt Nam, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp Việt Nam trên con đường chinh phục những ước mơ.

 

Rồng Việt & VNDirect & KIS
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.