Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và trái phiếu chính phủ cũng như giúp giảm chi phí vốn của ngân hàng. Ngoài ra, chi phí huy động giảm mạnh và tỷ lệ CASA cải thiện khi nền kinh tế phục hồi trở lại cũng là yếu tố hỗ trợ cho chi phí vốn thấp của ngân hàng.
Chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs dưới sự tư vấn của McKinsey mang đến sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trong kế hoạch tài chính từ năm 2023 – 2027, MSB cũng đặt ra mục tiêu tổng tỷ trọng của khách hàng cá nhân và SMEs không nhỏ hơn 60% tổng dư nợ. Với tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ, kỳ vọng MSB có thể mở rộng NIM cũng như thu hút thêm CASA và thu nhập dịch vụ trong tương lai.
Tầm nhìn chuyển đổi số: Từ năm 2018, dưới sự tư vấn của McKinsey và BCG, MSB đã đẩy mạnh đầu tư cho số hóa nhằm bắt kịp với mô hình kinh doanh hiện đại của hệ thống ngân hàng thế giới. Việc chuyển đổi số không những giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động mà còn giúp tăng trải nghiệm người dùng, từ đó đóng góp vào kết quả kinh doanh trong những năm sau.
Tiềm năng của FCCOM: Việt Nam là thị trường màu mỡ cho mảng tài chính tiêu dùng với cơ cấu dân số vàng. Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường cho vay tiêu dùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tận dụng cơ hội này, MSB có thể đẩy mạnh dư nợ tiêu dùng thông qua kết hợp với ngân hàng số TNEX khi nền kinh tế dần hồi phục.
Dự phóng KQKD: BVSC kỳ vọng tổng thu nhập hoạt động (TOI) của MSB năm 2023, 2024 lần lượt đạt 12.822 tỷ đồng (+20,0% YoY) và 14.748 tỷ đồng (+15,0% YoY); LNTT đạt 6.210 tỷ đồng (+7,3% YoY) và 7.740 tỷ đồng (+24,6% YoY).
Định giá cổ phiếu MSB
BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho MSB với mức giá mục tiêu là 16.700 đồng/cp.
Rủi ro: Bối cảnh vĩ mô thế giới vẫn còn nhiều bất định có thể tác động tiêu cực đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Mảng kinh doanh trái phiếu Chính phủ (TPCP) có thể không mang lại kết quả tốt như các năm trước khi MSB đã hiện thực hóa lợi nhuận trong năm 2022 và 2023.
Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (MSB)
Thành lập năm 1991, MSB là ngân hàng TMCP đầu tiên ra đời trong thời kỳ kinh tế mở cửa và phát triển của Việt Nam. Trải qua 29 năm hình thành và phát triển, mang trong mình sức mạnh tập thể và tinh thần tiên phong của các cổ đông sáng lập, MSB không ngừng tạo lập nhiều cột mốc mang tính đột phá trong ngành tài chính ngân hàng. Mạng lưới của MSB bao gồm trên 260 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và có giao dịch với hơn 8,000 ngân hàng đại lý tại trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. MSB hiện có gần 5.100 cán bộ, phục vụ trên 2,4 triệu khách hàng cá nhân, 58,000 khách hàng doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa và lớn.
MSB và công ty bảo hiểm Prudential đã ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền trong vòng 15 năm với mức phí trả trước (Upfront fee) theo Công ty Chứng khoán Vietcombank - VCBS đánh giá có thể lên đến 3.500 tỷ đồng. Hợp tác bancassurance này được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho MSB.
Lãnh đạo MSB cũng cho biết họ là một trong các ngân hàng chịu tác động ít nhất từ nợ quá hạn do Covid-19. Nợ quá hạn cơ cấu theo Thông tư 01 chỉ hơn 470 tỷ, ở mức thấp nhất hệ thống. Với mức này, mức thoái lãi theo Thông tư 01 chỉ 42 tỷ đồng.
Tại đại hội, lãnh đạo ngân hàng cũng phủ nhận hoàn toàn tin đồn sáp nhập Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào MSB. Có một số số lãnh đạo MSB sang làm việc tại PGBank nhưng họ đều đã kết thúc hợp đồng lao động tại MSB.
Trong năm 2021, lãnh đạo MSB cho biết đang làm việc với một đối tác nước ngoài và gần như xong giai đoạn DD (Due Diligence) để định giá lại công ty tài chính FCCom. Ban giám đốc ngân hàng cho biết, việc thoái vốn hoàn toàn khỏi công ty tài chính sẽ mang lại khoản lợi nhuận tương đối lớn.
Sau khi chính thức niêm yết trên sàn HOSE, năm 2021 hứa hẹn sẽ là một năm tăng trưởng vượt bậc với nhiều điểm sáng trong hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh việc thu hút được lượng tiền gửi không kỳ hạn lớn, lãi suất cho vay đầu ra giảm với tốc độ chậm hơn lãi suất huy động giúp cho MSB có được nguồn thu nhập dồi dào từ nửa cuối năm 2020, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi bước sang 2021.
An Phi
08:24 23/02/2024
Em này âm thầm nhưng chất có vẻ ngon: MSB và công ty bảo hiểm Prudential đã ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền trong vòng 15 năm với mức phí trả trước (Upfront fee) theo Công ty Chứng khoán Vietcombank - VCBS đánh giá có thể lên đến 3.500 tỷ đồng. Hợp tác bancassurance này được kỳ vọng sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho MSB.