Những cổ phiếu dự báo có kết quả kinh doanh Quý 3/2021 tốt, lợi nhuận cao

Agriseco Research

12/10/2021 09:49

Vẫn có nhiều doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, kết quả kinh doanh Quý III/2021 tốt trong bức tranh ảm đạm chung. Đây sẽ là những cổ phiếu thu hút dòng tiền cả ngắn lẫn trung hạn.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy nền kinh tế trong nước đã trải qua Quý III/2021 đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19. GDP Quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động từ đầu năm cao kỷ lục.

Với tình hình trên, dự đoán trong kỳ công bố KQKD Quý III sắp tới sẽ có rất nhiều doanh nghiệp rơi vào trạng thái thua lỗ hoặc tăng trưởng giảm mạnh.

Mặc dù vậy, vẫn sẽ có nhiều doanh nghiệp là điểm sáng tăng trưởng trong bức tranh ảm đạm chung. Đây sẽ là những cơ hội đầu tư tốt thu hút dòng tiền trong cả ngắn, trung hạn trong bối cảnh Việt Nam đang khống chế tốt dịch bệnh và kỳ vọng nền kinh tế hồi phục mạnh mẽ trong Quý IV tới.

ACB – NGÂN HÀNG Á CHÂU (HOSE) • Giá mục tiêu: 40.000đ/cp

Áp lực trích lập dự phòng Quý III/2021 dự báo thấp do đã trích lập tương đối mạnh trong 2 quý trước. Theo hợp đồng với Sunlife, Quý III/2021 ACB dự kiến tiếp tục phân bổ 142 tỷ đồng từ hợp đồng bancassurance trong khi năm 2020 không có khoản này. 

Phân tích kỹ thuật: ACB đang giao dịch quanh đường neckline, dự báo đây sẽ là ngưỡng hỗ trợ cho cổ phiếu. RSI đang ở quanh mốc 40 tương đối trung tính. Vùng kháng cự/hỗ trợ: 36.000/31.000 đ/cp.

Nhìn chung, cổ phiếu Ngân hàng ACB có giá hấp dẫn, liên tục cải thiện hiệu quả hoạt động.

CTR – CÔNG TRÌNH VIETTEL (UPCOM) • Giá mục tiêu: 94.000đ/cp

Kết quả kinh doanh tăng trưởng bất chấp đại dịch. Lũy kế 8 tháng đầu năm, Viettel Construction ghi nhận 4.869 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 31%yoy nhờ vào doanh thu các hợp đồng ký mới tại tất cả các mảng.

Dịch vụ Hạ tầng cho thuê – mảng kinh doanh mang lại biên lợi nhuận tốt, kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu thuê TowerCo tăng cao. Tháng 8.2021, Công ty đã ký nhiều hợp đồng cho thuê hạ tầng trên nhiều tỉnh thành như Bình Dương, Hà Nam, Vĩnh Long, Huế.

Hưởng lợi lớn nhờ xu hướng công nghệ 5G: Triển vọng cổ phiếu ngành Internet băng thông rộng: gọi tên FPT và Viettel CTR.  Viettel đang tiến hành đầu tư và kỳ vọng CTR sẽ được thực hiện hợp đồng cho thuê hạ tầng viễn thông phục vụ công nghệ 5G. 

Phân tích kỹ thuật: CTR đang có xu hướng tích luỹ ở vùng đỉnh với dải Bollinger thu hẹp và thanh khoản giảm dần. Đà tăng có thể trở lại khi dải mây Kumo thu hẹp lại. Kháng cự/hỗ trợ: 95.000/75.000đ/cp.

ctr-may26-1621996588.jpeg

Viettel Construction

DGC – HÓA CHẤT ĐỨC GIANG (HOSE) • Giá mục tiêu: 180.000đ/cp

Giá photpho vàng đã tiếp tục tăng 25% từ đầu Quý 2 và trên 75% so với cùng kỳ năm ngoái, khi TQ đã áp thuế xuất khẩu 120% đối với mặt hàng này. • Giá phân bón DAP và MAP cũng tăng mạnh hỗ trợ lợi nhuận DGC. Biên lợi nhuận cũng được cải thiện nhờ doanh nghiệp tích cực đổi mới công nghệ sản xuất và tiết giảm chi phí

Phân tích kỹ thuật: Sau khi giảm khoảng 15% từ đỉnh, DGC đang bắt đầu đi ngang. NĐT có thể vào lệnh khi Stochastic vào ngưỡng quá mua và RSI về khoảng vùng 50 – 60. Kháng cự/hỗ trợ: 186.000/131.500đ/cp. Xu hướng ngắn hạn: Tăng giá

Thời gian qua, giá cổ phiếu DGC tăng gấp 10 giúp tài sản của ông chủ Hóa chất Đức Giang tăng vọt

DPM – ĐẠM PHÚ MỸ (HOSE) • Giá mục tiêu: 38.000đ/cp

DPM có vị thế đầu ngành trong mảng phân ure, tình hình tài chính ổn định và lành mạnh. Nhiều tín hiệu tích cực cho thấy ngành phân bón sẽ phục hồi tốt trong giai đoạn tới nhờ thiếu hụt nguồn cung bởi chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Giá các loại phân bón và đặc biệt là phân Ure vẫn đang tăng mạnh, giá phân ure tháng 8/2021 cao hơn tới 80% svck.

Ngoài ra, DPM còn mảng hóa chất rất tiềm năng khi doanh nghiệp này cung cấp NH3 ra thị trường với giá bán cao gần gấp 2 lần năm ngoái. 

Phân tích kỹ thuật: Tâm lý NĐT đang không tốt trong ngắn hạn khi (1) Mây Kumo nới rộng, (2) Giá cổ phiếu giao dịch quanh vùng đỉnh với thanh khoản tương đối cao, cho thấy tín hiệu phân phối đỉnh. Kháng cự/hỗ trợ: 39.000/32.500đ/cp.

Vừa qua, DPM bị yêu cầu điều chỉnh tăng 240 tỷ đồng lợi nhuận

GMD –GEMADEPT (HOSE) • Giá mục tiêu: 60.000đ/cp

Theo số liệu thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam, tổng khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển trong 7 tháng đầu năm ghi nhận mức tăng 23%, đây là mức khá ấn tượng so với trung bình các năm trước. Đáng chú ý, một số khu vực nằm trong phạm vi khai thác của GMD đều ghi nhận mức sản lượng tăng khá ổn, đơn cử như khu Cái Mép - Thị Vải (+37% YoY); Hải Phòng (+18% YoY).

GMD là một trong số ít các doanh nghiệp có khả năng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trong Quý này, dựa vào: (1) sản lượng hàng hóa tại các khu vực hoạt động chính có tốc độ tăng trưởng nhanh; (2) sự kiện tắc nghẽn cảng Cát Lái khiến các hãng tàu phải san sẻ bớt nguồn hàng sang các khu vực cảng lân cận, tạo điều kiện cho cảng Gemalink mới hoạt động lấp đầy công suất.  GMD - Gemadept khá lạc quan về triển vọng của Gemalink

Phân tích kỹ thuật: GMD đang có dấu hiệu điều chỉnh trong ngắn hạn khi ADX giảm dần từ 35 về 20 và đường giá giao dịch dưới MA20. Kháng cự/hỗ trợ: 60.000/45.500đ/cp.

HPG – TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HOSE) • Giá mục tiêu: 65.000đ/cp

Cập nhật cổ phiếu HPG (Hòa Phát): Tiêu thụ thép tháng 9 tiếp tục tăng 43

Theo đó, việc tỷ trọng xuất khẩu ngày càng lớn giúp HPG duy trì được đà tăng trưởng mặc dù bất lợi trong đợt dịch vừa qua. Nhu cầu thép từ các thị trường xuất khẩu được kì vọng tiếp tục tăng mạnh trong quý 3 cùng với đà phục hồi của nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã đưa ra thông báo về việc cắt giảm sản lượng thép của trong nửa cuối năm nhằm giảm lượng phát thải theo mục tiêu đã đặt ra.

Giá quặng thép đã điều chỉnh giảm trong tháng 8 và được kì vọng sẽ tiếp tục đà giảm trong thời gian tới góp phần làm tăng biên lợi nhuận của HPG trong quý III.

Phân tích kỹ thuật: Xu hướng tăng giá được dự báo duy trì khi giá cổ phiếu đã break vùng 50, Stochastic xuất hiện tín hiệu cắt lên. Vùng kháng cự/hỗ trợ: 67.000/50.000đ/cp

Trước đó, BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu HPG, nâng giá mục tiêu lên 76.500 đ/cp

KBC – ĐÔ THỊ KINH BẮC (HOSE) •  Giá mục tiêu: 45.000đ/cp

KBC là công ty kinh doanh khu công nghiệp có vị thế hàng đầu miền Bắc, tập trung phát triển KCN công nghệ cao và thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn như Samsung, LG và các công ty vệ tinh. Quỹ đất KCN sẵn sàng cho thuê hiện nay lớn khoảng hơn 1.300ha với các vị thế về địa lý, uy tín sẽ đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn.

Dự kiến quý 3 và 4 là điểm rơi lợi nhuận khi ghi nhận các dự án đang triển khai từ năm trước và các dự án mới được cấp phép như KCN Quang Châu, KCN Tân Phú Trung và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh.

Tiềm năng từ các dự án được phê duyệt sẽ thúc đẩy doanh thu trong các năm tới: Dự án KCN Tràng Duệ 3 đã được phê duyệt thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và đã có các hợp đồng ghi nhớ cho thuê; KCN Quang Châu mở rộng với diện tích 90ha cũng vừa được phê duyệt. KBC cũng có Kế hoạch lợi nhuận khả quan, giá mục tiêu 43.500 đ/cp

Phân tích kỹ thuật: Ngưỡng cản tâm lý tại vùng 42- 44 là khá lớn khi KBC đã có 5 lần chạm tại vùng này trước đây và KLGD tương đối cao. Vùng kháng cự/hỗ trợ: 44.000/37.000đ/cp.

NLG – ĐẦU TƯ NAM LONG (HOSE) •  Giá mục tiêu: 50.000đ/cp

Lợi nhuận thời gian qua của NLG chủ yếu đến từ việc đánh giá lại tài sản khi NLG tăng tỷ lệ sở hữu tại dự án Izumi City thêm 30%, lên mức 65%. Vì thế, dư địa để ghi nhận lợi nhuận từ việc bàn giao vào nửa sau của năm vẫn khả quan, tập trung vào dự án Akari City với quy mô 5.000 căn hộ nằm tại quận Bình Tân, TP.HCM.

Ngoài ra, NLG cũng sở hữu quỹ đất tại Long An – là địa phương dẫn đầu về dòng vốn FDI trên cả nước và là nơi có nhiều dự án đầu tư công lớn. 

Vừa qua, NLG (Nam Long) đã bán một phần dự án ở Đồng Nai cho đối tác Nhật

Phân tích kỹ thuật: NLG sau khi về quanh Senkou B ở vùng 40 đã phục hồi trở lại. Đây cũng là đường neckline của mô hình hai đỉnh trước đó. Vì vậy vùng 40 sẽ là hỗ trợ mạnh của NLG. Kháng cự/hỗ trợ: 51.500/40.000đ/cp.

PTB – CTCP PHÚ TÀI (HOSE) • Giá mục tiêu: 125.000đ/cp

Dự kiến Quý III sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ dự án bất động sản Phú Tài Residence. Đây là dự án phát triển bất động sản đầu tiên của PTB với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận ghi nhận ước khoảng 200 tỷ đồng và sẽ bắt đầu ghi nhận 1 phần trong Quý III.

Mảng xuất khẩu gỗ có thể sẽ gặp khó khăn tạm thời trong tháng 8 do các nhà máy gỗ của PTB nằm ở Đồng Nai, Bình Định là những khu vực có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, tuy nhiên kết quả tháng 7 tốt và kỳ vọng sự lưu thông hàng hóa trở lại trong tháng 9 sẽ giúp mảng này tiếp tục duy trì tăng trưởng cao trên nền tảng đơn hàng dồi dào.  

Phân tích kỹ thuật: Sau nhịp tăng tới vùng 110, PTB đã có tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn về đường Tenkan quanh mốc 105. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không cắt xuống dưới Tenkan và Kijun, cho thấy xu hướng tăng sẽ duy trì. Kháng cự/hỗ trợ: 115.000/100.000đ/cp

PVD – DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (HOSE) •  Giá mục tiêu: 25.000đ/cp

PVD dự kiến bắt đầu ghi nhận doanh thu cho thuê giàn khoan PVD V từ Quý III/2021 trong khi năm ngoái giàn khoan này không đóng góp doanh thu. Đây là giàn khoan hiện đại nhất của PVD, có giá thuê và biên lợi nhuận cao hơn nhiều so với các giàn khoan còn lại, dự kiến sẽ đóng góp tích cực vào lợi nhuận Quý III của PVD. 

Phân tích kỹ thuật: Đồ thị giá đang giao dịch với trend tăng khá mạnh kết hợp với thanh khoản cao. Vùng kháng cự/hỗ trợ: 24.500/20.000đ/cp.

Trước đó, CTCK Yuanta khuyến nghị MUA cổ phiếu PVD, giá mục tiêu 26.598 đ/cp

SLS – MÍA ĐƯỜNG SƠN LA • Giá mục tiêu: 190.000đ/cp

SLS sở hữu vùng nguyên liệu có diện tích 7.771 ha cho năng suất cao và được hưởng chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do hoạt động trong vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. SLS cải thiện được biên lợi nhuận từ xu hướng giá hàng hóa tăng mạnh trong năm 2021, giá đường quý 3 vẫn đang tiếp tục tăng 50% svck.

Chính sách phòng vệ thương mại áp thuế CBPG và CTC 47,64% cho các sản phẩm đường mía có nguồn gốc từ Thái Lan sẽ giúp doanh nghiệp có thêm năng lực cạnh tranh khi cung chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Phân tích kỹ thuật: Xu hướng tăng của SLS hiện rất mạnh với ADX tuần trên mốc 50. Tuy nhiên, yếu tố thanh khoản là điểm cần lưu ý khi giao dịch cp này. Vùng kháng cự/hỗ trợ: 187.500/168.000đ/cp.

Xét về dài hạn, TTCK Việt Nam vẫn đang rất hấp dẫn nhờ môi trường vĩ mô ổn định, lãi suất và lạm phát thấp và mặt bằng định giá thấp hơn các nước trong khu vực.

Các quỹ ngoại mới đây gồm Dragon Capital, PYN Elite Fund và VinaCapital nhận định: 'Định giá TTCK Việt Nam vẫn rất hấp dẫn dù đã tăng mạnh'?

Có điều, Khối ngoại bán ròng hơn 2 tỷ USD từ đầu năm làm dấy lên cảnh báo, Tây thường đi trước khá sớm để tránh sóng thần!

Agriseco Research
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.