Phân tích cổ phiếu BID (Ngân hàng BIDV): Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm, giá hợp lý 38.860 đồng/cp

Yuanta & Rồng Việt

15/05/2023 10:20

Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm, áp lực trích lập dự phòng vẫn còn lớn, trong khi tỷ lệ CASA của BID ở mức tương đối thấp so với các ngân hàng khác (như VCB, MBB).

bidv-1615422862.jpg
 Trong ĐHCĐ, BID đã trình kế hoạch cho năm 2021, bao gồm tăng trưởng thu nhập đầy tham vọng với mức mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn hơn về tín dụng và huy động. 

BID công bố LNST của CĐCT mẹ (PATMI) trong Q1/2023 là 5,5 nghìn tỷ đồng (+31% QoQ/+53% YoY). Lợi nhuận QoQ tăng chủ yếu là do chi phí hoạt động giảm, trong khi mức tăng YoY đến từ thu nhập lãi thuần cao hơn và trích lập dự phòng thấp hơn.

Cho vay khách hàng tăng 4,9% QoQ đạt 1.597 nghìn tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 1,6% QoQ đạt 1.497 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối Q1/2023.

Thu nhập lãi ròng (net-II) trong Q1/2023 là 13,9 nghìn tỷ đồng (-4% QoQ/ nhưng +9% YoY). Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM tính trên bình quân tổng tài sản trong Q1/2023 là 2,64% (-15 điểm cơ bản QoQ /-21 điểm cơ bản YoY).

Thu nhập phí ròng trong Q1/2023 là 1,5 nghìn tỷ đồng (+5% QoQ/+19% YoY), nhưng số liệu chi tiết không được công bố. Điều này khá bất ngờ khi hầu hết các ngân hàng khác đều công bố thu nhập phí giảm trong Q1/2023. 

Lãi ròng từ ngoại hối trong Q1/2023 là 673 tỷ đồng (-40% QoQ /nhưng +15% YoY).

Chi phí hoạt động là 4,8 nghìn tỷ đồng trong Q1/2023 (-36% QoQ/+12% YoY), đóng góp chính vào tăng trưởng lợi nhuận QoQ trong Q1/2023. Chúng tôi ước tính CIR (điều chỉnh) là 29,6% (-14 điểm phần trăm QoQ /nhưng +37 điểm phần trăm YoY).

Trích lập dự phòng là 5,5 nghìn tỷ đồng (+17% QoQ/ nhưng -25% YoY) trong Q1/2023, đây là khoản mục chính thúc đẩy lợi nhuận YoY.

Thu nhập ròng khác (chủ yếu đến từ thu hồi nợ xấu) là 977 tỷ đồng (+170% QoQ/-33% YoY) trong Q1/2023.  

Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,55% (+39 điểm cơ bản QoQ /+58 điểm cơ bản YoY) trong Q1/2023. Nợ xấu nhóm 3 tăng +127% QoQ/+214% YoY và nợ xấu nhóm 4 tăng +59% QoQ/+55% YoY. Ngoài ra, các khoản vay nhóm 2 tăng +45% QoQ/+87% YoY. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống 171% (-46 điểm phần trăm QoQ/-88 điểm phần trăm YoY) trong Q1/2023.

Tiền gửi CASA là 243 nghìn tỷ đồng (-13% QoQ/-14% YoY). Tỷ lệ CASA giảm xuống 16,2% tại thời điểm cuối Q1/2023 (-2,7 điểm phần trăm QoQ /-4,1 điểm phần trăm YoY).

Quan điểm đầu tư

Trích lập dự phòng thấp hơn là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của BID tăng trong năm 2022 và Q1/2023. Xu hướng này có thể tiếp tục trong các quý sắp tới của năm 2023; tuy nhiên chúng tôi cũng cho rằng dư địa để giảm dự phòng hơn nữa sẽ thu hẹp lại do nợ xấu gia tăng.

Chất lượng tài sản có dấu hiệu suy giảm mặc dù việc triển khai Thông tư 02/2023/TT-NHNN được kỳ vọng sẽ giúp giảm tỷ lệ nợ xấu trên báo cáo và áp lực trích lập dự phòng cho các ngân hàng trong đó có BID. Tỷ lệ CASA của BID ở mức tương đối thấp so với các ngân hàng khác (như VCB, MBB).

BID đang giao dịch tương ứng với P/B 2023E ở mức 1.9x so với mức trung vị ngành 1.1x mặc dù tỷ lệ ROE 2023E dự kiến chỉ khoảng 16% so với mức trung vị ngành là 19%.

Yuanta cho rằng giá hợp lý của BID là 38.860 đồng/cp

Cập nhật ngày 18/3/2021: mức giá hiện tại không quá hấp dẫn

Trong ĐHCĐ, BID đã trình kế hoạch cho năm 2021, bao gồm tăng trưởng thu nhập đầy tham vọng. Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán Rồng Việt nghĩ rằng mục tiêu cho LNTT là khả thi. Kì vọng chi phí dự phòng sẽ giảm, qua đó đẩy biên LNTT trở lại mức trước đại dịch. Do đó, BID được ước tính sẽ ghi nhận tăng trưởng 44,5% ở LNTT, đạt 13.300 tỷ đồng.

ĐHCĐ cũng thông qua kế hoạch tăng vốn, đã đề cập năm 2019. Năm 2020, khi CAR giảm xuống dưới 9% và tiệm cận mức quy định 8%, BID kì vọng sử dụng dư địa pha loãng sở hữu Nhà nước. Việc phát hành là quan trọng đối với BID để duy trì mức tăng trưởng tín dụng hai chữ số.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nâng cao các chỉ số hiệu quả, kiểm soát tài sản rủi ro và theo đuổi tăng trưởng có chất lượng để không lãng phí vốn. Nếu không, nền tảng vốn sẽ chịu áp lực. Chúng tôi cũng ước tính rằng nhu cầu cho vốn cấp 2 sẽ giảm sau đợt phát hành, nhưng nền tảng vốn cấp 1 sau khi huy động thêm sẽ không đủ để duy trì cho chất lượng tăng trưởng hiện tại.

Trong trường hợp nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong nửa sau năm 2021, có thể có bất ngờ tích cực đối với lợi nhuận của BID. Điều này sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn, đặc biệt là khi thông tin về đợt phát hành riêng lẻ hoặc chào bán công khai trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, chúng tôi không đánh giá mức định giá của BID là hấp dẫn. BID vẫn còn rất nhiều việc cần làm cũng như tiếp tục tái cấu trúc danh mục và tài sản để cân bằng rủi ro và lợi suất. Hiện tại, BID đang theo đuổi việc cho vay rủi ro với tài sản kém chất lượng cao và nhận được lợi suất thấp. Điều này mang lại một ROA thấp và gây áp lực trên CAR.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt định giá BID ở mức 38.500 đồng/cổ phiếu, và có khuyến nghị "GIẢM TỶ TRỌNG" dựa trên giá thị trường hiện tại.

Tăng trưởng thu nhập năm 2021 được đặt cao, nhưng khả thi

Năm 2020, LNTT đạt 9.214 tỷ đồng, giảm -14,1% YoY và hoàn thành 73,7% kế hoạch ban đầu. Dư nợ tín dụng tăng 8,2% YoY, thấp hơn mức mục tiêu 9% do tác động của đại dịch. Tăng trưởng huy động là 9,6%, cao hơn mức mục tiêu 9%.

Theo kế hoạch năm cho năm 2021, BID đặt mục tiêu cho LNTT ở mức 13.000 tỷ đồng, với sự điều chỉnh thêm sẽ được thực hiện tùy thuộc vào tình hình đại dịch. Chúng tôi nghĩ rằng mức tăng trưởng âm của chi phí dự phòng là yếu tố dẫn dắt chính, vì BID kì vọng khoản chi phí này sẽ xấp xỉ của năm 2019.

Tăng trưởng tín dụng cho năm 2021 được kì vọng ở mức 10-12% trong khi tăng trưởng huy động là 12-15%. BID đặt kế hoạch duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,6% vào năm 2021.

ĐHCĐ cũng đã thông qua kế hoạch trích 1.886,1 tỷ đồng lợi nhuận của 2020 cho quỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức này tương đương với 28,1% LNST.

Kế hoạch tăng vốn cũng được phê duyệt với ba cấu phần. Cấu phần thứ nhất và thứ hai là chia cổ tức bằng cổ phiếu, sử dụng nguồn lợi nhuận chưa phân phối năm 2019 và 2020. Tỷ lệ cổ tức dự kiến sẽ là 5,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2019 và 7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2020. Điều này tương đương tổng cộng 488.899.263 cổ phiếu, hay 12,2% tổng số cổ phiếu đang lưu hành được phát hành để trả cổ tức bằng cổ phiếu trong nửa cuối năm 2021.

Về cấu phần cuối cùng của kế hoạch nâng vốn, ngân hàng dự kiến sẽ chào bán ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ trong giai đoạn 2021-2022. Số lượng phát hành dự kiến sẽ là 8,5% cổ phiếu đang lưu hành tại ngày 31/12/2020, tương đương với 341.871.533 cổ phiếu.

Trên thực tế, kế hoạch phát hành vốn này đã được ĐHCĐ phê duyệt vào năm 2019 nhưng chưa được thực hiện. BID cũng kì vọng sẽ tối đa hóa tỉ lệ sở hữu nước ngoài (hiện tại KEB Hana sở hữu 15%, các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ khoảng 2,5%) trong khi sở hữu Nhà nước dự kiến sẽ giảm xuống còn 65% năm 2022.

Ước tính rằng LNTT năm 2021 có thể đạt 13.311 tỷ đồng (+44,5%). TOI sẽ tăng +12% YoY nhờ danh mục tín dụng mở rộng 10% và NIM tăng trở lại. NIM sẽ chỉ phục hồi +7% trong năm 2021, và sẽ không đạt mức NIM 2,8-2,9% BID kì vọng. Cải thiện mạnh biên LNTT là chìa khóa cho sự tăng trưởng. Với việc hoàn thành trước hạn việc trích lập và mua lại trái phiếu VAMC, ngân hàng có thể tiết kiệm 10-20 điểm cơ bản chi phí tín dụng.

Trong cuộc gặp gỡ gần đây, BID dự kiến chi phí dự phòng năm 2021 sẽ tương đương mức của năm 2019. Với mức dư nợ tái cơ cấu đáng kể, khoảng 28.300 tỷ đồng hay 2,3% tổng dư nợ, và hiệu lực sắp tới của Thông tư 01 sửa đổi, chi phí dự phòng có thể cao hơn.

Tuy nhiên, ước tính chi phí dự phòng sẽ giảm -6%, dẫn đến cải thiện biên LNTT (từ 18% năm 2020 lên 24% năm 2021).

Việc phát hành tăng vốn là quan trọng, nhưng chất lượng tăng trưởng là quan trọng hơn

Tính đến ngày 30/06/2020, CAR là 8,97% theo Thông tư 41/2016 (Basel II), vốn cấp 1 chiếm 67%. Vào cuối năm 2020, CAR đã tiến đến ngưỡng 8%. Điều này làm tăng lo ngại về hạn mức tăng trưởng tín dụng vào năm 2021, do đó, gây áp lực lên quá trình tăng vốn.

Với kế hoạch nâng vốn đề xuất tại ĐHCĐ, BID được kì vọng sẽ vẫn phụ thuộc một phần vào vốn cấp 2 - trái phiếu dài hạn, để tạo ra một biên độ an toàn ngay cả khi 8,5% cổ phiếu đang lưu hành được bán hoàn toàn theo giá thị trường hiện tại.

Lý do cho sự phụ thuộc của BID đối với trái phiếu dài hạn là chất lượng tăng trưởng thấp, ăn mòn nền tảng vốn nhanh hơn so với sự đóng góp của lợi nhuận. BID đúng ra đã hoàn thành quá trình tái cấu trúc vào năm 2020 nếu đại dịch không gây trở ngại.

Với chi phí tín dụng cao hơn so với các ngân hàng so sánh, chúng tôi nghĩ rằng BID không tạo ra được tỉ suất lợi nhuận đủ để bù đắp. NIM giảm -7% vào năm 2020 xuống còn 2,5%, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành (3,4%). Về giá trị tuyệt đối, CASA tăng 19,3%, chiếm 18,6% tổng tiền gửi.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt kì vọng rằng CASA tăng do sự thâm nhập của người dùng ngân hàng số sẽ giúp mở rộng mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Trong trường hợp đại dịch được kiểm soát và nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, NIM sẽ được hỗ trợ bởi việc các khoản vay tái cấu trúc quay lại trả lãi như bình thường.

Về phần danh mục đầu tư, chúng tôi kì vọng sẽ tối ưu hóa lợi nhuận để trang trải một phần các giấy tờ có giá có lợi suất cao, chủ yếu bao gồm trái phiếu dài hạn, trong môi trường lãi suất thấp. Sự gia tăng lãi suất đối với các giấy tờ có giá gây áp lực lên NIM. Không may, BID đã phải dựa vào vốn cấp 2 để duy trì tăng trưởng tín dụng. Chúng tôi kì vọng việc tăng vốn sắp tới để giảm nhu cầu phát hành trái phiếu dài hạn.

ROA thấp là kết quả của tăng trưởng tín dụng thấp, NIM bị áp lực và chi phí tín dụng cao, mặc cho nỗ lực duy trì CIR của BID. ROA dao động trong khoảng 0,5-0,7% trong 05 năm qua, với năm 2020 chứng kiến mức thấp nhất do tác động của đại dịch. ROE giảm xuống dưới 10% là hậu quả mặc dù đòn bẩy của BID khá cao trong ngành.

Bên cạnh lợi suất tạo ra chưa đủ, BID cũng phải dành khoảng 25% thu nhập hàng năm để tạo trích quỹ khen thưởng và phúc lợi. Kết hợp với điều này, lợi nhuận cho các cổ đông có thể thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Điều này cũng làm giảm sự đóng góp của lợi nhuận ròng vào vốn chủ sở hữu, qua đó, giảm mức tăng trưởng vốn cấp 1.

Chúng tôi kì vọng BID sẽ sớm giải quyết các mối lo ngại này bằng cách tối ưu hóa lợi nhuận và rủi ro, cải thiện tài sản và chất lượng tăng trưởng cũng như đạt được một nền tảng vốn mạnh mẽ hơn. Nếu không, chúng tôi nghĩ rằng những khó khăn sẽ vẫn còn trong một thời gian nữa.

Yuanta & Rồng Việt
Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.